Mức trần tiền dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động cho mỗi năm làm việc tối đa là bao nhiêu?
- Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động cho mỗi năm làm việc tối đa là bao nhiêu?
- Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động đối với một thị trường, ngành nghề cụ thể được quy định như thế nào?
- Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động cho mỗi năm làm việc tối đa là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động như sau:
Tiền dịch vụ
...
4. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động được quy định như sau:
a) Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc; đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
b) Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
c) Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bổ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức trần tiền dịch vụ tối đa thu từ người lao động mỗi năm (12 tháng) làm việc như sau:
- Tiền dịch vụ không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
- Đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển: Không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, mức trần phí dịch vụ thu từ người lao động còn được xác định theo các trường hợp sau:
- Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên: Tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
Mức trần tiền dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động cho mỗi năm làm việc tối đa là bao nhiêu?
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động đối với một thị trường, ngành nghề cụ thể được quy định như thế nào?
Theo phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH (thay thế Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH) thì mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định cụ thể như sau:
STT | Thị trường/ngành, nghề, công việc | Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động |
1 | Nhật Bản | |
a) | Thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý) | 0 đồng |
b) | Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng số 2 hoặc thực tập kỹ năng số 3) | 0 đồng |
c) | Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định | 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên |
2 | Đài Loan (Trung Quốc) | |
a) | Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão | 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên |
b) | Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ | 0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên |
3 | Hàn Quốc | |
Thuyền viên tàu cá gần bờ | 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên | |
4 | Các nước Đông Nam Á | |
Lao động giúp việc gia đình | 0 đồng | |
5 | Các nước Tây Á | |
Lao động giúp việc gia đình | 0 đồng | |
6 | Ô-xtrây-li-a | |
Lao động nông nghiệp | 0 đồng |
Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì doanh nghiệp dịch vụ thu tiền từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;
- Không vượt quá mức trần quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;
- Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?