Mức lương cơ sở năm 2025 là 2,3 triệu đồng có đúng không?
Mức lương cơ sở năm 2025 là 2,3 triệu đồng có đúng không?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định như sau:
Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
1. Số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng (một triệu, chín trăm sáu mươi sáu nghìn, tám trăm ba mươi chín tỷ đồng).
2. Sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
3. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng (hai triệu, năm trăm bốn mươi tám nghìn, chín trăm năm mươi tám tỷ đồng).
4. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 471.500 tỷ đồng (bốn trăm bảy mươi mốt nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 3,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
Bội chi ngân sách trung ương là 443.100 tỷ đồng (bốn trăm bốn mươi ba nghìn, một trăm tỷ đồng), tương đương 3,6%GDP;
...
Theo quy định trên có thể thấy sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở được áp dụng trong 2025 vẫn là 2,34 triệu đồng.
Mức lương cơ sở năm 2025 là 2,3 triệu đồng có đúng không? (Hình từ Internet)
Quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền lương khu vực công khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, quan điểm chỉ đạo về chính sách tiền lương khu vực công khi cải cách tiền lương như sau:
Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.
Thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương từ đâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 76/2023/TT-BTC quy định nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm:
- 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới…) được Thủ tướng Chính phủ giao;
- 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao;
- 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang;
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.
Ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?