Mức hưởng chế độ ốm đau đối với khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sau khi xuất viện là bao nhiêu?
- Mức hưởng chế độ ốm đau đối với khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sau khi xuất viện là bao nhiêu?
- Phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động trong thời gian bao lâu?
- Người lao động bị ốm đau có phải thông báo tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sau khi xuất viện là bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
...
Theo đó, thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm tại phần ghi chú của giấy ra viện cũng được cơ quan bảo hiểm xã hội lấy làm căn cứ để thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Theo đó, thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện vẫn được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
- Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường:
Mức hưởng chế độ ốm đau = 75% x (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ / 24) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
- Trường hợp nghỉ do mắc bệnh cần điều trị dài ngày:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu người lao động đã nghỉ hết 180 ngày trong trường hợp mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:
- Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sau khi xuất viện là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người lao động bị ốm đau có phải thông báo tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Theo đó, người lao động ốm đau trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không phải thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng.
Tuy nhiên người lao động phải có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc này.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?