Một số lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ, cụ thể ra sao?

Quyền lợi, chế độ nghỉ ngày đèn đỏ của lao động nữ thì cần lưu ý những vấn đề quan trọng nào?

Ngày đèn đỏ là gì?

Ngày đèn đỏ có thể hiểu là chu kì kinh nguyệt hàng tháng của chị em phụ nữ (hay còn gọi là tới tháng, tới mùa, ngày rụng dâu). Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của một người phụ nữ, thường sẽ diễn ra hàng tháng mà chị em nào cũng sẽ trải qua.

Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ bị tác động bởi sự thay đổi của nồng độ các hormone sinh dục, thường là do estrogen và progesterone. Chính sự sụt giảm và gia tăng của hai hormone này đã tác động làm nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 đến 35 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo). Cùng với đó, thời gian hành kinh (ngày đèn đỏ) thường sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 3 đến 5 ngày, một số người kéo dài tới 7 ngày sẽ gọi là rong kinh.

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Thời gian nghỉ chế độ ngày đèn đỏ của lao động nữ quy định thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Và theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nêu cụ thể về thời gian nghỉ chế độ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ như sau:

- Về số ngày nghỉ: Trong những ngày đèn đỏ, lao động nữ có quyền được nghỉ 30 phút mỗi ngày với số ngày do thỏa thuận nhưng tối thiếu là 03 ngày làm việc trong một tháng. Thỏa thuận về số ngày nghỉ đèn đỏ giữa lao động nữ và người sử dụng lao động cần phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

- Về thời điểm nghỉ: Thời điểm nghỉ chế độ ngày đèn đỏ cụ thể của từng tháng do lao động nữ thông báo với người sử dụng lao động. Người lao động có thể xin đi muộn hoặc về sớm mỗi ngày 30 phút trong thời gian hành kinh cho thuận tiện việc đi lại làm việc hoặc nghỉ giữa giờ làm việc nếu tình trạng sức khỏe không đảm bảo.

Lưu ý: Lao động nữ có thể nghỉ chế độ ngày đèn đỏ với thời gian linh hoạt hơn nếu đề xuất và được người sử dụng lao động đồng ý (theo điểm b khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Một số lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ, cụ thể ra sao?

Một số lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ, cụ thể ra sao?

Thời gian nghỉ đối với lao động nữ trong ngày đèn đỏ có được hưởng lương không?

Theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, thời gian nghỉ đối với lao động nữ trong ngày đèn đỏ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương, do đó thời gian này lao động nữ vẫn được nhận lương.

Công ty không cho lao động nữ nghỉ khi đến ngày đèn đỏ bị xử phạt ra sao?

Theo điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

Bên cạnh đó, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả được nêu tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Lưu ý: Mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy, trường hợp công ty không cho lao động nữ nghỉ ngơi 30 phút mỗi ngày khi đến ngày đèn đỏ mà không có sự thỏa thuận trước thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời, công ty phải trả tiền lương cho lao động nữ tương ứng với thời gian lao động nữ không được nghỉ trong ngày đèn đỏ.

Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lao động nữ nuôi con nhỏ bao nhiêu tuổi mới không bị xử lý kỷ luật lao động?
Lao động tiền lương
07 quyền lợi mà chỉ lao động nữ mới có là gì?
Lao động tiền lương
Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ 60 phút/ngày đúng không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được phép nghỉ 30 phút mỗi ngày vào thời gian làm việc có đúng không?
Lao động tiền lương
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được phép nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày vào thời gian làm việc?
Lao động tiền lương
Một số lưu ý quan trọng về chế độ nghỉ ngày đèn đỏ đối với lao động nữ, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn xin phép về sớm, đi trễ dành cho lao động nữ năm 2024 có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Lao động nữ là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ bao nhiêu tháng tuổi thì được xin về sớm?
Lao động tiền lương
Lao động nữ đặt que cấy tranh thai thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào được sử dụng lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động nữ
525 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lao động nữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào