Môi trường tự nhiên là gì? Ví dụ cụ thể? Vai trò của môi trường tự nhiên? Quan trắc môi trường lao động cần bảo đảm điều gì?
Môi trường tự nhiên là gì?
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
4. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
...
Theo đó môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Như vậy có thể hiểu môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống tồn tại tự nhiên trên Trái Đất, không phải do con người tạo ra. Nó bao gồm các yếu tố như đất, nước, không khí, thảm thực vật, động vật, vi sinh vật, và các hiện tượng tự nhiên như khí hậu và thời tiết.
Vai trò của môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật khác. Nó cung cấp các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động kinh tế và xã hội, như nước, không khí sạch, đất đai màu mỡ, và các nguồn năng lượng.
Môi trường tự nhiên là gì? Ví dụ cụ thể? Vai trò của môi trường tự nhiên? Quan trắc môi trường lao động cần bảo đảm điều gì? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về môi trường tự nhiên là gì?
Dưới đây là một số ví dụ về môi trường tự nhiên:
- Rừng nhiệt đới Amazon: Đây là một trong những khu rừng lớn nhất và đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Rừng Amazon cung cấp môi trường sống cho hàng triệu loài động thực vật và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu.
- Sa mạc Sahara: Sa mạc lớn nhất thế giới, nằm ở Bắc Phi. Môi trường khắc nghiệt của Sahara là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn.
- Đại dương: Các đại dương bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái Đất và là môi trường sống của vô số loài sinh vật biển. Đại dương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên như cá và dầu mỏ.
- Dãy núi Himalaya: Dãy núi cao nhất thế giới, nơi có đỉnh Everest. Himalaya là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho hàng triệu người sống ở khu vực xung quanh và là môi trường sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu.
- Rừng ngập mặn: Các khu rừng ngập mặn ven biển là môi trường sống của nhiều loài động thực vật và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và bão lũ.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Quan trắc môi trường lao động cần bảo đảm điều gì?
Theo Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể:
- Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my theo quy định.
- Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
+ Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+ Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
+ Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
- Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?