Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay có dạng ra sao?

Tham khảo mẫu đánh giá nhân thử việc bằng File Excel thông dụng và phổ biến nhất hiện nay tại đâu?

Tại sao doanh nghiệp phải đánh giá nhân viên thử việc?

Quá trình thử việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhân viên mới cũng như nhà quản lý. Đây chính là thời điểm nhân viên làm quen với công việc, đồng nghiệp cũng như môi trường và cung cách làm việc của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đây chính là thời gian để đánh giá năng lực và phẩm chất của các nhân viên mới.

Về phía công ty, đây cũng là thời gian để các thành viên cũ làm quen với nhân viên mới. Nhà quản lý sẽ theo dõi, nhận xét đánh giá sau thử việc để quyết định ứng viên có thật sự phù hợp với công việc và doanh nghiệp hay không.

Khi thời gian thử việc kết thúc, công ty cần đánh giá kết quả quá trình thử việc của ứng viên để đưa ra quyết định ký kết hợp đồng lao động. Do đó, đánh giá nhân viên thử việc là một trong những quy trình quan trọng trong tuyển dụng. Nếu đánh giá ứng viên không đúng với năng lực thực tế sẽ gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực, công sức của hai bên.

*Một số tiêu chí đánh giá ứng viên phổ biến trong mẫu đánh giá quá trình thử việc

- Đánh giá quá trình thử việc bằng năng lực

Tư chất và khả năng làm việc: Tư chất, quá trình và kết quả thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khối lượng công việc: Khối lượng công việc hoàn thành trong thời gian quy định.

Chất lượng công việc: Mức độ khả quan, tiêu cực thực hiện nhiệm vụ được giao

Khả năng: Nhiệm vụ được giao có phù hợp với năng lực ứng viên.

Tình hình thực hiện công việc: Mức độ chính xác, thành thạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Đánh giá quá trình thử việc qua thái độ

Tinh thần trách nhiệm: Mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ.

Tinh thần hợp tác: Hợp tác và quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Tính kỷ luật: Chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt nhiệm vụ và quy định của công ty.

Giờ giấc làm việc: Tình trạng đi làm, nghỉ làm, đi muộn, về sớm, ra ngoài.

- Khả năng phát triển trong tương lai: Dự đoán khả năng phát triển sau này.

- Tình hình sức khỏe: Tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý.

*Thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay có dạng ra sao?

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay có dạng ra sao?

Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay có dạng ra sao?

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định về mẫu đánh giá nhân viên thử việc, tuy nhiên công ty có thể tự soạn thảo cho phù hợp với yêu cầu công việc và đảm bảo về mặt nội dung và hình thức.

Có thể tham khảo Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay cụ thể dưới đây:

Một phần mẫu đánh giá quá trình thử việc

Một phần mẫu đánh giá quá trình thử việc

>> TẢI VỀ: Mẫu đánh giá quá trình thử việc File Excel tiếng Việt, tiếng Anh.

>> TẢI VỀ: Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel.

Quy định về trả lương trong thời gian thử việc theo Bộ luật Lao động mới nhất thế nào?

Trong thời gian thử việc nêu trên tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Điều 26 Bộ luật Lao động 2019).

Ngoài ra đối với hình thức trả lương theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì lương thử việc được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Trong thời gian thử việc, công ty tự ý cho người lao động nghỉ có được không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2015 có quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, nếu trong thời gian thử việc, nếu cảm thấy người lao động không phù hợp với yêu cầu công việc thì có thể tự ý cho người lao động nghỉ mà không cần báo trước đồng thời cũng không phải bồi thường.

Đánh giá nhân viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tải Mẫu đánh giá nhân viên theo bộ phận đầy đủ, chi tiết nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc File Excel phổ biến nhất hiện nay có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Tổng hợp mẫu đánh giá nhân viên File Excel chuẩn nhất năm 2025?
Lao động tiền lương
Mẫu bảng đánh giá quá trình thực hiện công việc trong năm như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm 2024? Thưởng cho nhân viên cuối năm bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm và hướng dẫn cách viết chi tiết nhất như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá nhân viên
31 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào