Mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel chuẩn 2025 thế nào?
Mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel chuẩn 2025 thế nào?
Báo cáo công việc cho sếp không chỉ là một bản tóm tắt những gì đã làm, mà còn là công cụ giúp định hướng, đánh giá hiệu quả và đưa ra quyết định cho hướng đi trong tương lai của cả dự án, bộ phận hay toàn bộ tổ chức. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi soạn báo cáo công việc cho sếp:
- Trình bày tổng quan và mục tiêu:
+ Tóm tắt ngắn gọn: Phần mở đầu cần nêu mục tiêu báo cáo, tóm tắt ngắn gọn nội dung và kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu.
+ Định hướng: Giúp sếp hiểu ngay bối cảnh và nhiệm vụ bạn đang đảm nhận, cũng như vị trí hiện tại của dự án hay công việc.
- Cập nhật tiến độ và kết quả:
+ Tiến độ hoàn thành công việc: Liệt kê các nhiệm vụ đã hoàn thành, nêu rõ số liệu hoặc các kết quả định lượng (ví dụ: hoàn thành 80% dự án, doanh số tăng 15% so với tháng trước…).
+ So sánh với mục tiêu: Đưa ra so sánh giữa kế hoạch ban đầu và tiến độ thực tế để sếp có thể đánh giá hiệu quả công việc.
- Nêu rõ các vấn đề và giải pháp:
+ Khó khăn, thách thức: Nếu gặp trở ngại hoặc có vấn đề phát sinh, hãy trình bày một cách khách quan và chính xác.
+ Đề xuất giải pháp: Không chỉ đơn thuần nêu vấn đề, bạn nên đưa ra các hướng giải quyết hoặc đề xuất cải tiến. Điều này cho thấy bạn chủ động và có tầm nhìn trong việc quản lý công việc.
- Kế hoạch hành động sắp tới:
+ Các nhiệm vụ mới: Cung cấp thông tin về kế hoạch tiếp theo, bao gồm các mục tiêu cụ thể và thời gian dự kiến hoàn thành.
+ Nguyên nhân và điều chỉnh: Nếu có kế hoạch điều chỉnh vì những thay đổi trong dự án hoặc môi trường làm việc, hãy nêu rõ nguyên nhân và giải pháp để thích nghi.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel. Việc soạn thảo sẽ do doanh nghiệp chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel chuẩn sau đây:
Mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel chuẩn 2025: TẢI VỀ.
Mẫu báo cáo công việc cho sếp theo tháng File Excel chuẩn 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quy định về thời gian làm việc tăng ca của người lao động thế nào?
Tăng ca, hay còn gọi là làm thêm giờ, là khoảng thời gian mà người lao động tiếp tục làm việc ngoài giờ làm việc cố định hàng ngày. Thời gian tăng ca có thể cố định hoặc thay đổi tùy thuộc vào khối lượng công việc cần hoàn thành
Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.






- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?