Mã hóa là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông phải không mã hoá bằng gì?

Mã hóa có nghĩa là gì? Nếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông thì người làm việc trong tổ chức cơ yếu phải mã hoá bằng gì?

Mã hóa là gì?

Theo Điều 3 Luật Cơ yếu 2011 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
2. Mật mã là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.
3. Nghiệp vụ mật mã là những biện pháp, quy định, giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn, bí mật và bảo đảm độ tin cậy của kỹ thuật mật mã.
4. Kỹ thuật mật mã là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.
5. Mã hóa là quá trình dùng kỹ thuật mật mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin.
6. Sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
7. Mạng liên lạc cơ yếu là mạng liên lạc có sử dụng sản phẩm mật mã do tổ chức cơ yếu cung cấp và trực tiếp quản lý để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.

Theo đó mã hóa là quá trình dùng kỹ thuật mật mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin.

Mã hóa là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông phải không mã hoá bằng gì?

Mã hóa là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông phải không mã hoá bằng gì? (Hình từ Internet)

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông phải mã hoá bằng gì?

Theo Điều 11 Luật Cơ yếu 2011 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông mà không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.

Theo đó nếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông thì người làm việc trong tổ chức cơ yếu phải mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.

Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu ra sao, nghĩa vụ thế nào?

Theo Điều 24, Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 quy định thì tiêu chuẩn, nghĩa vụ của người làm công tác cơ yếu như sau:

Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;

- Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.

Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm:

- Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.

- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

- Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức cơ yếu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mã hóa là gì? Người làm việc trong tổ chức cơ yếu truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông phải không mã hoá bằng gì?
Lao động tiền lương
Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam mới được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu đúng không?
Lao động tiền lương
Công thức tính mức phụ cấp của người làm việc trong tổ chức cơ yếu theo Thông tư 07/2024/TT-BNV ra sao?
Lao động tiền lương
Tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu cần có đủ tiêu chuẩn nào?
Lao động tiền lương
Ai là người được làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ chức cơ yếu
61 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức cơ yếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức cơ yếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào