Lương tăng ca là gì? Khi nào người lao động được tính tiền lương tăng ca?
Lương tăng ca là gì?
Lương tăng ca là khoản mà công ty sẽ trả thêm cho người lao động, nếu người lao động làm việc ngoài khung giờ mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tại các công ty hoặc doanh nghiệp, lương tăng ca và lương làm thêm giờ thường được gọi là lương OT (Overtime pay).
Lương của người lao động được tính dựa vào quy định của pháp luật lao động và dựa vào chính sách lương thưởng do công ty đề ra. Tăng ca là quyền lợi cũng như sự lựa chọn của người lao động, chính vì vậy mà người sử dụng lao động không được bắt ép nhân viên làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của họ.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
...
Theo đó, tăng ca hay làm thêm giờ có thể hiểu là thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Xem thêm:
>> Cách tính lương tăng ca ban ngày mới nhất
>> Cách tính tiền lương tăng ca đêm mới nhất
Lương tăng ca là gì? Khi nào người lao động được tính tiền lương tăng ca?
Khi nào người lao động được tính tiền lương tăng ca?
Để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi và phát sinh xung đột, việc làm thêm giờ, tăng ca cần tuân thủ pháp luật lao động và chính sách làm việc của công ty.
Việc làm thêm giờ, tăng ca cần được quản lý một cách chặt chẽ, dựa trên sự tôn trọng pháp luật và các thỏa thuận rõ ràng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc hài hòa và hiệu quả.
Một số điều kiện quan trọng về tăng ca mà người sử dụng lao động và người lao động cần lưu ý được quy định theo Điều 106, Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 59, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Làm việc tăng ca, làm thêm ngoài khung giờ thông thường phải có sự đồng ý của người lao động.
- Số giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.
- Nếu áp dụng hình thức làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ tăng ca không quá 12 giờ/ngày, tăng ca không quá 40 giờ/tháng.
- Nếu làm thêm vào ngày lễ Tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần: Số giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ/ngày.
- Sau mỗi khoảng thời gian làm thêm giờ, doanh nghiệp phải sắp xếp thời gian để người lao động được nghỉ bù.
- Số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm, trừ một số ngành nghề đặc thù khác không quá 300 giờ/năm.
- Nếu làm thêm giờ ban đêm: Khi làm việc trong khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, người lao động được coi là đủ điều kiện để nhận lương làm thêm giờ, tăng ca.
>> TẢI VỀ: Mẫu bảng tính lương tăng ca theo Thông tư 133
Tiền lương tăng ca của người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:
Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tiền lương tăng ca (bao gồm tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ) của người lao động được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật thì không thuộc trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Chốt 9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?
- Sửa Nghị định 178: Nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu thì hưởng chế độ thế nào?
- Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cụ thể thế nào?
- Quyết định bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, bãi bỏ lương cơ sở, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT sau 2026 được cơ quan nào đề xuất thực hiện?