Lễ Phục Sinh 2025 là ngày 20 tháng 4 Dương lịch đúng không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Lễ Phục Sinh 2025 là ngày 20 tháng 4 Dương lịch đúng không?
Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của Kitô giáo, đây không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là nền tảng đức tin của người Công giáo, đánh dấu chiến thắng của sự sống trước cái chết, mang lại niềm hy vọng về sự cứu rỗi và sự sống đời đời.
Và ngày Lễ Phục Sinh không có ngày cố định mà được tính theo Lịch âm dương. Theo quy ước của Giáo hội thì Lễ Phục Sinh luôn diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân (sau Xuân phân 21/3).
Lễ Phục Sinh của Chính thống giáo (theo lịch Julian) sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025, muộn hơn một tuần so với Công giáo.
Ngày lễ Phục Sinh luôn rơi vào ngày Chủ nhật, nhưng ngày chính xác thay đổi hàng năm tùy thuộc vào vị trí của Mặt Trăng vào đầu mùa xuân.
Chính vì vậy, Ngày lễ Phục Sinh năm 2025 sẽ rơi vào ngày Chủ nhật 20/04/2025 Dương lịch (tức ngày 23/03/2025 Âm lịch).
Lưu ý: Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Phục Sinh 2025 là ngày 20 tháng 4 Dương lịch đúng không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phục Sinh 2025 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, ngày Lễ Phục Sinh không thuộc một trong các ngày nghỉ lễ, tết có hưởng lương của người lao động.
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày Lễ Phục Sinh 2025 nếu thuộc trong các trường hợp sau:
- Ngày Lễ Phục Sinh 2025 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày Lễ Phục Sinh 2025 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày Lễ Phục Sinh 2025 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động có được thưởng vào ngày Lễ Phục Sinh 2025 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng cho người lao động vào ngày Lễ Phục Sinh.
Tuy nhiên, người lao động vẫn sẽ được thưởng vào ngày Lễ Phục Sinh nếu quy chế thưởng của người lao động có quy định thưởng cho người lao động vào ngày này hoặc người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để thưởng cho người lao động vào ngày Lễ Phục Sinh.
Người lao động khi tham gia lễ hội cần có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội bao gồm:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).









- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?