Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh Thái Nguyên tại cơ quan nào?
Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh Thái Nguyên tại cơ quan nào?
Tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp như sau:
Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam đều có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
Căn cứ theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Theo quy định trên, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân, bao gồm Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trong hầu hết các trường hợp, khi cá nhân có địa chỉ cư trú rõ ràng và ổn định, họ thường sẽ đến Sở Tư pháp tại tỉnh nơi mình cư trú để thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên có trụ sở ở địa chỉ Số 7, đường CMT8, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh Thái Nguyên tại cơ quan nào?
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có những nội dung sau đây:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung về thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp nào được miễn phí khi làm lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC, những trường hợp dưới đây sẽ đươc miễn phí khi làm lý lịch tư pháp:
- Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg.
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?