Kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đối với những vật thể nào?
Kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đối với những vật thể nào?
Theo Điều 2 Thông tư 14/2024/TT-BNNPTNT quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm:
- Vật liệu làm giống: Cây giống, hạt giống, củ giống và các bộ phận có thể làm giống của cây (trừ cây ở dạng nuôi cấy mô, hạt giống các loại cây họ thập tự, hạt giống lúa, ngô, kê, hạt giống hành, tỏi).
- Quả tươi, củ khoai lang tươi, củ khoai tây tươi.
- Cỏ, hạt cỏ sử dụng cho mục đích gieo trồng.
- Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (trừ sinh vật có ích nhập khẩu dưới dạng thuốc bảo vệ thực vật sinh học).
- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đối với những vật thể nào? (Hình từ Internet)
Công việc của kiểm dịch viên thực vật như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định thì kiểm dịch viên thực vật là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các cơ quan, tổ chức nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.
Công việc của kiểm dịch viên thực vật bao gồm:
- Xây dựng các kế hoạch, đề xuất phương án, thực hiện và tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa của cơ quan thuộc lĩnh vực được giao.
- Phát hiện những dịch hại thuộc diện điều chỉnh và xác minh các trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật thường gặp.
- Thực hiện nhiều khâu hoặc toàn bộ các quy trình kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh thực vật.
- Quyết định, giám sát và xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với vật thể nhiễm dịch theo quy định và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật; phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Chủ trì đề tài, khảo sát thực nghiệm của cơ quan; tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về kiểm dịch thực vật. Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm dịch thực vật được giao.
- Tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động khử trùng xông hơi và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Thực hiện việc hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho ngạch công chức thấp hơn.
- Ngoài ra kiểm dịch viên thực vật còn thực hiện công việc khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Mức lương của công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Ngoài ra theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương mới của công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật từ 1/7/2024 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức lương của công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật từ 1/7/2024 như sau:
Ngạch công chức | Mã số | Hệ số lương | Mức lương (từ 1/7/2024) Đơn vị: Đồng |
Kiểm dịch viên chính thực vật | 09.318 | 4,00 đến 6,38 | 9.360.000 đến 14.929.200 |
Kiểm dịch viên thực vật | 09.319 | 2,34 đến 4,98 | 5.475.600 đến 11.653.200 |
Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật | 09.320 | 1,86 đến 4,06 | 4.352.400 đến 9.500.400 |
Lưu ý: mức lương mới của công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?