Không nghỉ thời gian nghỉ phép, công chức có được thanh toán thành tiền không?
Quyền nghỉ phép năm của cán bộ, công chức?
Theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì quyền nghỉ phép năm của cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Không nghỉ thời gian nghỉ phép, công chức có được thanh toán thành tiền không? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ phép năm của cán bộ, công chức được quy định thế nào?
Thời gian nghỉ phép năm của cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Cứ 05 năm làm việc thì cán bộ, công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Ngày nghỉ lễ, Tết (Điều 112 Bộ luật Lao động 2019) hưởng nguyên lương
- 01 ngày Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 Dương lịch).
- 06 ngày Tết Âm lịch.
- 01 ngày dịp ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 Dương lịch).
- 01 ngày dịp ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 Dương lịch).
- 02 ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 Dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- 01 ngày dịp ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).
Tuy nhiên, trong năm 2023, cán bộ, công chức có thời gian ngày nghỉ nhiều hơn so với quy định gồm:
- Tết Dương lịch: Bởi ngày 01/01/2023 trùng với ngày Chủ nhật nên cán bộ, công chức sẽ được nghỉ 03 ngày từ 31/12/2022 đến hết 03/01/2023.
- Tết Âm lịch: ngày nghỉ Tết Âm lịch sẽ là 07 ngày từ ngày 20/01/2023 đến hết ngày 26/01/2023 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).
- Giỗ Tổ Hùng Vùng, ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động: 05 ngày liên tục từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 03/5/2023 do ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Bảy và ngày Chiến thắng rơi vào Chủ nhật.
- Nghỉ Quốc Khánh: Ngày Quốc khánh rơi vào thứ Bảy nên lịch nghỉ Quốc khánh năm 2023 là 04 ngày liên tục từ 01/9/2023 đến hết ngày 04/9/2023.
Nghỉ việc riêng (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) vẫn hưởng nguyên lương
- Nghỉ 03 ngày nếu bản thân kết hôn; nghỉ 01 ngày nếu con (con đẻ, con nuôi) kết hôn.
- Nghỉ 03 ngày nếu bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết.
Nghỉ việc riêng không hưởng lương 01 ngày: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Chưa nghỉ hết thời gian nghỉ phép, số ngày nghỉ công chức còn dư có được trả bằng tiền?
Theo Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết hoặc không nghỉ phép:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Như vậy, không giống người lao động bình thường trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, cán bộ, công chức sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm.
Trong khi đó, nếu là người lao động trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, người lao động chỉ được thanh toán tiền nếu thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC, việc thanh toán tiền trong trường hợp nêu trên phải đáp ứng điều kiện:
- Có đơn xin nghỉ phép.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận: Do yêu cầu công việc không bố trí được thời gian nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm cho công chức.
Và mức thanh toán cho công chức trong trường hợp này được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Cụ thể, căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019:
- Thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần: Mức tiền lương làm thêm là 200%.
- Thứ Bảy, Chủ nhật trùng với ngày lễ, Tết: Mức tiền lương làm thêm là 300%.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?