Khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?

Theo quy định hiện hành khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?

Khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Làm thêm giờ
...
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên thì khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ không quá 300 giờ trong năm, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 49 Nghị định 10/2024/NĐ-CP:

Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, công ty phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi:

- Nơi công ty tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi công ty tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Như vậy, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, công ty phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?

Khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?

Mẫu thông báo làm thêm giờ mới nhất được quy định như thế nào?

Hiện nay, mẫu thông báo làm thêm giờ được quy định tại Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Mẫu thông báo làm thêm giờ

Ghi chú:

(1) Phải phù hợp với các trường hợp được quy định.

(2) Khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe...

Tải Mẫu số 02/PLIV: Tại đây

Công ty có được sử dụng lao động nữ đang nuôi con nhỏ làm thêm giờ hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
...

Theo đó, công ty không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con nhỏ, cụ thể là con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, trừ trường hợp được lao động nữ đó đồng ý.

Còn trong trường hợp con bạn trên 12 tháng tuổi thì doanh nghiệp vẫn có thể yêu cầu lao động nữ làm thêm giờ.

Làm thêm giờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương thế nào?
Lao động tiền lương
Khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần, người lao động được trả lương như thế nào so với ngày thường?
Lao động tiền lương
Được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc nào được xem là làm thêm giờ?
Lao động tiền lương
Người lao động từ chối tăng ca thì người sử dụng lao động có được cho thôi việc không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù? Người lao động có bắt buộc phải đi làm ngày lễ?
Lao động tiền lương
Tổ chức làm thêm giờ thì có bắt buộc phải thông báo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội không?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể làm thêm giờ ban ngày hay ban đêm?
Lao động tiền lương
Công ty không thông báo bằng văn bản khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ một năm có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Thanh toán làm thêm giờ cho cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan Công đoàn thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Làm thêm giờ
801 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào