Khi nào Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân tự giải thể?
Khi nào Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân tự giải thể?
Căn cứ tại Điều 34 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 về Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định:
Hội đồng xét tuyển công chức
1. Hội đồng xét tuyển công chức (sau đây viết tắt là Hội đồng xét tuyển) do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập. Hội đồng xét tuyển hoạt động theo từng kỳ xét tuyển và tự giải thể sau khi kết thúc kỳ xét tuyển.
2. Hội đồng xét tuyển được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các hoạt động của Hội đồng.
Theo đó, Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân tự giải thể sau khi kết thúc kỳ xét tuyển.
Khi nào Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân tự giải thể? (Hình từ Internet)
Các thành viên của Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do ai phân công nhiệm vụ?
Căn cứ tại Điều 35 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng xét tuyển
1. Chủ tịch Hội đồng xét tuyển
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển theo quy định, chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển bảo đảm đúng quy chế xét tuyển công chức;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng xét tuyển;
c) Quyết định thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch;
d) Tổ chức việc xây dựng đề phỏng vấn theo đúng quy định, bảo đảm bí mật đề phỏng vấn theo chế độ tài liệu “MẬT” (câu hỏi và đáp án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp).
đ) Tổ chức việc phỏng vấn và tổng hợp kết quả xét tuyển theo quy định;
e) Báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ xét tuyển.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển: giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng xét tuyển và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển.
3. Các thành viên của Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm hoạt động của Hội đồng đúng quy định.
4. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển:
a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
b) Tổ chức, chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh (nếu có);
c) Tổ chức việc thu phí dự xét tuyển, quản lý thu, chi và thanh quyết toán phí dự xét tuyển theo đúng quy định;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng xét tuyển.
Theo đó, các thành viên của Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm hoạt động của Hội đồng đúng quy định.
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Xác định người trúng tuyển
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển sau.
Theo đó, xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân như sau:
- Có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Lưu ý:
- Trường hợp có 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
- Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển sau.










- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?