Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất như thế nào?

Làm thế nào để tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất? Mức đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động hiện nay là bao nhiêu?

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất như thế nào?

Hiện nay có nhiều cách để tra cứu bảo hiểm y tế online, sau đây sẽ là 02 cách thông dụng, đơn giản để tra cứu bảo hiểm y tế online có thể tham khảo:

1. Tra cứu bảo hiểm y tế bằng VNeiD

Căn cứ theo nội dung Công văn 931/BYT-BH năm 2022, việc khám chữa bệnh hiện có thể thực hiện bằng căn cước công dân gắn chíp qua hoặc ứng dụng VNeID.

Theo đó, người dân có thể tra cứu thông tin thẻ BHYT thông qua căn cước công dân gắn chíp như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID.

Trường hợp chưa có tài khoản, thực hiện đăng ký tài khoản theo các bước sau:

- Sau khi tải ứng dụng VNeID về máy, nhấn nút "Đăng ký" phía dưới màn hình;

- Khi hệ thống chuyển sang trang "Đăng ký", nhập Số điện thoại, Số CCCD/CMND và nhấn "Đăng ký";

- Nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại đã nhập;

- Hệ thống thông báo đăng ký tài khoản thành công.

Bước 2: Tại giao diện chính, nhấn chọn "Quét mã" ở thanh dưới màn hình

Bước 3: Thực hiện quét mã QR trên thẻ căn cước công dân, vuốt lên để xem thông tin thẻ bảo hiểm y tế.

2. Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID

VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam được cài đặt trên thiết bị điện thoại di động. Ứng dụng giúp người dân có thể tra cứu, theo dõi, cập nhật các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng, thời hạn sử dụng thẻ BHYT của mình một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác.

Hướng dẫn tra cứu thẻ bảo hiểm y tế trên VssID như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID trên điện thoại.

Các bước tra cứu thẻ BHYT trên VssID

tra cứu

Bước 2: Trong chức năng "Quản lý cá nhân" chọn "THẺ BHYT"(1) và xem kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả và thẻ BHYT điện tử. Bạn có thể xem chi tiết toàn bộ thông tin về thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

- Thông tin cá nhân (Họ tên, ngày sinh, giới tính).

- Thông tin thẻ BHYT (Số thẻ BHYT, Nơi ĐKKCBBĐ, Thời điểm 5 năm liên tục).

- Thông tin Quyền lợi hưởng BHYT.

Bên cạnh đó trong trường hợp phải xuất trình thẻ BHYT cho nhân viên y tế. Bạn có thể sử dụng thẻ BHYT điện tử bằng cách chọn "Sử dụng thẻ" (2) tính năng hiển thị mã QR code chứa thông tin thẻ BHYT điện tử trên VssID. Người bệnh khi khám chữa BHYT có thể xuất trình mã này thay cho thẻ BHYT giấ.

Ngoài ra bạn cũng có thể xuất trình "Hình ảnh thẻ" (3) trên VssID dùng thay thế cho thẻ BHYT giấy khi bệnh nhân đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất như thế nào?

Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động hiện nay là bao nhiêu?

Tại khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
...

Theo đó, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
...

Như vậy, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm y tế với mức đóng hằng tháng là 3% tiền lương tháng của người lao động.

Bảo hiểm y tế không chi trả cho các chi phí nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:

Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
10. (Bị bãi bỏ)
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
12. (Bị bãi bỏ)
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Theo đó, bảo hiểm y tế không chi trả cho các chi phí sau:

- Chi phí trong trường hợp sau đã được ngân sách nhà nước chi trả:

+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

+ Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Khám sức khỏe.

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Tra cứu bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm y tế online đơn giản nhất như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tra cứu bảo hiểm y tế
337 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tra cứu bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tra cứu bảo hiểm y tế

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 20 văn bản về Bảo hiểm y tế mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào