Hướng dẫn 01: Không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CBCCVC có bắt buộc phải có văn bản trả lời nếu không đồng ý không?
- Hướng dẫn 01: Không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CBCCVC có bắt buộc phải có văn bản trả lời nếu không đồng ý không?
- Việc đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cần phải đồng thời gắn với yêu cầu gì?
- Số lượng biên chế phải giảm được xác định theo 02 nhóm nào?
Hướng dẫn 01: Không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CBCCVC có bắt buộc phải có văn bản trả lời nếu không đồng ý không?
Căn cứ tại khoản 2 Mục 2 Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định như sau:
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
...
2. Nguyên tắc
a) Tuân thủ các quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP , Nghị định số 67/2025/NĐ-CP và Hướng dẫn này.
b) Gắn việc đánh giá với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
c) Việc đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí của từng nhóm vị trí việc làm (vị trí lãnh đạo quản lý, vị trí chuyên môn nghiệp vụ, vị trí chuyên môn dùng chung, vị trí hỗ trợ phục vụ) phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mỗi nhóm vị trí việc làm có các tiêu chí đánh giá, trọng số điểm khác nhau tùy vào tính chất công việc, vị trí chức vụ.
d) Kết quả đánh giá tính theo thang điểm 100 điểm dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất. Tổng số điểm đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Điểm này làm cơ sở tham khảo khi cần thiết lựa chọn có số dư để xác định người nghỉ việc.
đ) Xem xét, đánh giá ngay sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất:
- Việc giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với các trường hợp có đơn tự nguyện phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý theo quy định. Nếu không đồng ý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Không xem xét, giải quyết đối với các trường hợp có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc nhưng được đánh giá có phẩm chất, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có văn bản không đồng ý cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ, nhưng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn có nguyện vọng xin nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho nghỉ thôi việc ngay và không được hưởng chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP .
...
Theo đó, việc giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với các trường hợp có đơn tự nguyện phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý theo quy định. Nếu không đồng ý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trường hợp không giải quyết, không đồng ý cho nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức, viên chức tại khu vực Hà nội thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hướng dẫn 01: Không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CBCCVC có bắt buộc phải có văn bản trả lời nếu không đồng ý không? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cần phải đồng thời gắn với yêu cầu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Mục 1 Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
2. Yêu cầu
a) Việc đánh giá được thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo dân chủ, khoa học, công bằng, khách quan, hợp lý, nhân văn, không mang tính hình thức, đúng thẩm quyền, công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Việc đánh giá phải được thực hiện toàn diện về: năng lực chuyên môn (kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp…); kỹ năng mềm (khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo…); hiệu quả công việc (mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, tính chất và chất lượng công việc…); thái độ và đạo đức công vụ (thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ quy định, đạo đức nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới…).
c) Tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Theo đó, việc đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy cần phải đồng thời gắn với yêu cầu sau:
- Việc đánh giá được thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo dân chủ, khoa học, công bằng, khách quan, hợp lý, nhân văn, không mang tính hình thức, đúng thẩm quyền, công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá phải được thực hiện toàn diện về: năng lực chuyên môn (kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp…); kỹ năng mềm (khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo…); hiệu quả công việc (mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, tính chất và chất lượng công việc…); thái độ và đạo đức công vụ (thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ quy định, đạo đức nghề nghiệp và mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới…).
- Tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Số lượng biên chế phải giảm được xác định theo 02 nhóm nào?
Căn cứ tại khoản 1 Mục 4 Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định như sau:
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1. Xác định số lượng biên chế phải giảm theo quy định
Căn cứ số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt[1], số biên chế có mặt, các cơ quan đơn vị xác định số lượng biên chế phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo 2 nhóm sau:
1.1. Đủ điều kiện và tự nguyện xin nghỉ
Căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
d) Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.
- Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.2. Xem xét giải quyết tinh giản qua đánh giá
Căn cứ số biên chế cần phải tinh giản trong giai đoạn 2025-2030 và số tự nguyện tinh giản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá theo khung tiêu chí đánh giá nêu trên để giải quyết tinh giản số còn lại.
Theo đó, số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, số biên chế có mặt, các cơ quan đơn vị xác định số lượng biên chế phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo 2 nhóm: đủ điều kiện và tự nguyện xin nghỉ; xem xét giải quyết tinh giản qua đánh giá.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?