Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu nào?

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?

Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ đào tạo; địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam, địa chỉ nơi cư trú tại nước ngoài (đối với người lao động là người nước ngoài); số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; số điện thoại, địa chỉ liên lạc; số Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động; các giấy tờ khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động (đối với người lao động là người nước ngoài) nếu có của người lao động được thuê làm giám đốc.

- Công việc được làm, không được làm và nghĩa vụ gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động được thuê làm giám đốc.

- Địa điểm làm việc của người lao động được thuê làm giám đốc.

- Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận tối đa không quá 36 tháng. Đối với người lao động là người nước ngoài được thuê làm giám đốc thì thời hạn hợp đồng lao động không vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp đối với người lao động được thuê làm giám đốc và xử lý vi phạm.

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thuê làm giám đốc;

- Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.

- Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu nào?

Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...

Theo đó, người giao kết hợp đồng bên phía doanh nghiệp có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

Hoặc người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật

Hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Hậu quả pháp lý của việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động không đúng thẩm quyền là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Như vậy, hậu quả pháp lý của việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động không đúng thẩm quyền sẽ dẫn đến hợp đồng lao động bị vô hiệu.

Hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu nào?
Lao Động Tiền Lương
Sau 02 lần liên tiếp giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty nào thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không?
Lao Động Tiền Lương
Nội dung hợp đồng lao động không đề cập đến bảo hiểm y tế có được không?
Lao Động Tiền Lương
Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng với NLĐ làm công việc đặc thù là bao lâu?
Lao Động Tiền Lương
Không thỏa thuận được việc sửa đổi nội dung hợp đồng thì có phải tiếp tục thực hiện hợp đồng không?
Lao Động Tiền Lương
Những dấu hiệu nào nhận biết hợp đồng lao động vô hiệu?
Lao Động Tiền Lương
Tổng hợp File theo dõi hợp đồng lao động bằng Excel chuẩn 2025 thế nào?
Lao động tiền lương
Không tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động với người lao động vì lý do gia nhập công đoàn có được không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động có được gia hạn tự động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng lao động
7 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào