Hợp đồng cho thuê lại lao động thời hạn 3 năm thì có đúng luật không?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động thời hạn 3 năm thì có đúng luật không?
- Các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng cho thuê lại lao động là gì?
- Người lao động thuê lại có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để ký hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động không?
- Nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Hợp đồng cho thuê lại lao động thời hạn 3 năm thì có đúng luật không?
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cho thuê lại lao động như sau:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
...
Theo đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Nên, hợp đồng cho thuê lại lao động thời hạn 3 năm là sai luật.
Hợp đồng cho thuê lại lao động thời hạn 3 năm thì có đúng luật không? (Hình từ Internet)
Các nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng cho thuê lại lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
- Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Người lao động thuê lại có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để ký hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Lao động 2019, ngoài các quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động thuê lại còn có các quyền lợi sau đây:
- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Như vậy, người lao động có quyền thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê lại lao động mà mình đã ký hợp đồng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động này để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động
1. Trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm nội dung chính sau đây:
a) Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;
b) Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
d) Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
e) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.
2. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau đây:
a) Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại;
b) Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một Điều kiện làm việc.
Theo đó, nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau đây:
- Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại.
- Nội dung về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một điều kiện làm việc.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?