Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 99 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là Ủy viên.
Danh sách Ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Theo đó, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân;
- Công bố danh sách những người trúng tuyển.
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân phải có trình độ ra sao?
Căn cứ tại Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân phải có trình độ cử nhân luật trở lên.
Thẩm phán Toà án nhân dân được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thư ký Toà án và Thẩm tra viên ngành Toà án do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Điều 1. Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán Toà án nhân dân như sau:
- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).











- Không được đồng ý nhưng vẫn muốn nghỉ thì hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 như thế nào đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 do ai dự toán đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chính thức danh sách cán bộ công chức thuộc diện nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 tại khu vực Thủ đô do ai lập?
- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Chính thức đưa cán bộ lãnh đạo cấp huyện về làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới, cụ thể như thế nào?