Hội đồng nhân dân cấp xã miền núi có từ 2000 dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu?
Hội đồng nhân dân cấp xã miền núi có từ 2000 dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Số Iượng đại biểu Hội đồng nhân dân
...
3. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã, thị trấn ở miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu; có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu;
b) Xã, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu;
c) Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp xã ở miền núi có từ 2.000 dân trở xuống thì được bầu 15 đại biểu.
Hội đồng nhân dân cấp xã miền núi có từ 2000 dân trở xuống được bầu bao nhiêu đại biểu? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã gồm:
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật trên địa bàn.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật.
- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình.
- Giám sát việc thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp mình.
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
- Tổ chức thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân.
- Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình.
- Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.





- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?
- Chính thức thôi áp dụng chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức có tài năng trong trường hợp nào tại Nghị định 179?
- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?
- Thống nhất chính sách thôi việc cho cán bộ công chức cấp xã dưới 45 tuổi sau khi đi học nghề theo Nghị định 29 như thế nào?