Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Dân quân tự vệ gồm những gì?
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có phải là hình thức khen thưởng đối với Dân quân tự vệ không?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định:
Các hình thức khen thưởng
Thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 75 và Điều 76 Luật Thi đua, khen thưởng. Cụ thể:
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
5. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
6. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”;
7. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”;
8. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
9. Bằng khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
10. Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
11. Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cục, vụ, viện và tương đương;
12. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là một trong những hình thức khen thưởng đối với Dân quân tự vệ.
Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Dân quân tự vệ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Dân quân tự vệ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định:
Hồ sơ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
...
3. Hồ sơ đề nghị tặng, truy tặng Huân chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng” có 01 bộ (bản chính), gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét khen thưởng;
b) Biên bản xét khen thưởng của hội đồng thi đua - khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Các văn bản liên quan theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP (nếu có).
4. Hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” có 01 bộ (bản chính), gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét khen thưởng;
b) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của hội đồng thi đua - khen thưởng;
c) Ý kiến của cấp ủy đảng (ban thường vụ đảng ủy);
d) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
đ) Các văn bản liên quan theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Dân quân tự vệ có 01 bộ (bản chính), gồm:
- Tờ trình đề nghị xét khen thưởng;
- Biên bản xét khen thưởng của hội đồng thi đua - khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
- Các văn bản liên quan theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP (nếu có).
Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Theo đó, việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong khen thưởng.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?