Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì?
Bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Như vậy, để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nêu trên và không thuộc trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
5. Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
6. Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
Như vậy để đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần phải chuẩn bị hồ sơ sau đây:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
- Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Giám định viên tư pháp được hưởng các chế độ phụ cấp ra sao?
- Theo nội dung tại Điều 1 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm được áp dụng cho các giám định viên tư pháp sau là người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
+ Giám định viên pháp y
+ Giám định viên pháp y tâm thần
+ Giám định viên kỹ thuật hình sự
- Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với các đối tượng vừa nêu trên bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
- Đối với việc chi trả phụ cấp thực hiện theo Điều 5 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định cách chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của Thông tư 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Tại Điều 4 Thông tư 02/2009/TT-BTP có nêu về nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp như sau:
+ Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ thì phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
+ Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính thì phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?