Hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh G.L (Hà Tĩnh)

Hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

+ Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:

Đại tướng;

Thượng tướng;

Trung tướng;

Thiếu tướng;

+ Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:

Đại tá;

Thượng tá;

Trung tá;

Thiếu tá;

+ Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:

Đại úy;

Thượng úy;

Trung úy;

Thiếu úy;

+ Hạ sĩ quan có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:

+ Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:

Thượng tá;

Trung tá;

Thiếu tá;

+ Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:

Đại úy;

Thượng úy;

Trung úy;

Thiếu úy;

+ Hạ sĩ quan có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ.

3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

+ Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:

Thượng sĩ;

Trung sĩ;

Hạ sĩ;

+ Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:

Binh nhất;

Binh nhì.

Hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.

Công an nhân dân có phải thực hiện quản lý về an ninh mạng không?

Căn cứ tại Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
6. Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, Công an nhân dân có nhiệm vụ thực hiện quản lý về an ninh mạng theo quy định của pháp luật.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công an nhân dân là gì? Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân thế nào?
Lao động tiền lương
Chi tiết mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Mức lương của Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Cơ cấu tổ chức Công an nhân dân hiện nay do ai có thẩm quyền quyết định?
Lao động tiền lương
Công dân muốn thi tuyển Công an nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn tuyển chọn nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách ghi mẫu tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ công an mới nhất năm 2025?
Lao động tiền lương
C02 Bộ Công an là gì? Bộ Công an gồm các cục nào? Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Sĩ quan Công an nhân dân cấp tá có bao nhiêu bậc?
Lao động tiền lương
Công an có làm thứ 7 không? Quy định thời gian làm việc của Công an thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công an nhân dân
4,058 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách các văn bản hướng dẫn về An ninh, trật tự mới nhất 2024 Luật Công an nhân dân và văn bản hướng dẫn cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào