Quy định về kiểm định môi trường khí thải của lực lượng Công an nhân dân ra sao?
Quy định kiểm định về môi trường khí thải của lực lượng Công an nhân dân ra sao?
Các đối tượng tại Điều 2 Thông tư 27/2025/TT-BCA sau đây:
- Công an các đơn vị, địa phương; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ kiểm định khí thải công nghiệp.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 1 Thông tư 27/2025/TT-BCA quy định về kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp, bao gồm các hoạt động sau:
+ Thu mẫu khí thải công nghiệp, đo khí thải công nghiệp tại hiện trường, phân tích mẫu khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân (sau đây viết gọn là kiểm định khí thải công nghiệp).
+ Việc thu mẫu khí thải tại hiện trường sẽ được tiến hành với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết bị, vật tư và nhân lực, đảm bảo đầy đủ các biện pháp an toàn, đặc biệt là tại các vị trí như ống khói công nghiệp.
Quy định kiểm định về môi trường khí thải của lực lượng Công an nhân dân ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cán bộ trong việc kiểm định môi trường khí thải công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2025/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Trách nhiệm của cán bộ và đơn vị quản lý cán bộ kiểm định khí thải công nghiệp
1. Cán bộ kiểm định khí thải công nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định khí thải công nghiệp có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy trình kiểm định khí thải công nghiệp quy định tại Thông tư này;
b) Đảm bảo phương tiện, thiết bị kiểm định khí thải công nghiệp được giao hoạt động bình thường, ổn định và được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất; thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát chất lượng và bảo đảm chất lượng;
c) Từ chối thu mẫu, đo khí thải công nghiệp tại hiện trường khi phương tiện, thiết bị không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo quy định, vị trí thao tác tại hiện trường không đảm bảo an toàn hoặc không có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ thực hiện;
d) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị, phương pháp, trình tự kiểm định khí thải công nghiệp và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị, phương pháp kiểm định khí thải công nghiệp.
2. Đơn vị tiến hành kiểm định khí thải công nghiệp có trách nhiệm:
a) Lập hồ sơ quản lý phương tiện, thiết bị kiểm định khí thải công nghiệp bao gồm: lý lịch; hướng dẫn sử dụng; nhật ký sử dụng; giấy kiểm định hoặc hiệu chuẩn; sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị;
b) Tổ chức bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị kiểm định khí thải công nghiệp; mua sắm hóa chất, vật tư theo quy định, kịp thời sửa chữa phương tiện, thiết bị kiểm định khí thải công nghiệp đảm bảo công tác;
c) Lập hồ sơ về năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm định khí thải công nghiệp bao gồm: lý lịch khoa học; hồ sơ đào tạo, các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận liên quan;
d) Lập hồ sơ về kiểm định khí thải công nghiệp và các văn bản, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc kiểm định khí thải công nghiệp;
đ) Phân công cán bộ đảm bảo điều kiện năng lực chuyên môn kiểm định khí thải công nghiệp;
e) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định khí thải công nghiệp.
Theo đó thì trách nhiệm của cán bộ trong việc kiểm định môi trường khí thải công nghiệp như:
- Thực hiện đúng quy trình kiểm định khí thải công nghiệp quy định tại Thông tư 27/2025/TT-BCA;
- Đảm bảo phương tiện, thiết bị kiểm định khí thải công nghiệp được giao hoạt động bình thường, ổn định và được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế ảnh hưởng theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất; thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát chất lượng và bảo đảm chất lượng;
- Từ chối thu mẫu, đo khí thải công nghiệp tại hiện trường khi phương tiện, thiết bị không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo quy định, vị trí thao tác tại hiện trường không đảm bảo an toàn hoặc không có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ thực hiện;
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị, phương pháp, trình tự kiểm định khí thải công nghiệp và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị, phương pháp kiểm định khí thải công nghiệp.
Cán bộ đo khí thải công nghiệp tại hiện trường cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2025/TT-BCA quy định cụ thể về Cán bộ khi đo khí thải công nghiệp tại hiện trường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, hóa chất, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị phù hợp, an toàn bảo hộ lao động theo kế hoạch đã được duyệt như sau:
- Chuẩn bị thiết bị: các thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường; được bảo dưỡng và kiểm tra theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, hóa chất và vật liệu lọc: căn cứ vào phương pháp và các thông số cần kiểm định để chuẩn bị các ống chứa mẫu, chất hấp thụ, chất hấp phụ, dụng cụ chứa mẫu khí phù hợp. Vật liệu lọc phải có giới hạn nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ khí thải và phù hợp với thông số cần kiểm định;
- Chuẩn bị các thiết bị phụ trợ gồm thiết bị định vị vệ tinh (GPS), máy ảnh, máy bộ đàm, máy tính (nếu có);
- Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động: chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo, giầy, găng tay chuyên dụng (được làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chống axit); mặt nạ hoặc khẩu trang phòng độc; đai bảo hiểm; mũ cứng; dụng cụ sơ cứu;
- Kiểm tra và lắp ráp thiết bị: kiểm tra đầu lấy mẫu, kiểm tra các đầu của ống pitot để bảo đảm các lỗ không bị bụi bám bẩn gây sai số; kiểm tra vật liệu lọc, ghi ký hiệu (gồm vỏ hộp, bao bì bảo quản mẫu) trước khi lắp vào thiết bị; lắp ráp thiết bị lấy mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra độ kín của thiết bị. Cần bịt kín đầu lấy mẫu để bảo đảm không nhiễm bẩn bụi khi vận chuyển các thiết bị đến vị trí lấy mẫu;
- Đối với thiết bị đo trực tiếp phải thực hiện kiểm tra thiết bị bằng khí chuẩn trước mỗi lần thực hiện;
- Các loại phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hoá chất, vật tư phù hợp khác khi có yêu cầu.
Lưu ý: Thông tư 27/2025/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2025











- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?