Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu?

Doanh nghiệp phải quản lý sức khỏe người lao động như thế nào? Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu? Câu hỏi của chị T.U (Trà Vinh)

Doanh nghiệp phải căn cứ vào đâu để sắp xếp công việc cho người lao động?

Tại khoản 1 Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quản lý sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

Quản lý sức khỏe người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Theo đó, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu?

Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu? (Hình từ Internet)

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
3. Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động:

+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

+ Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật.

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

+ Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).

- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

Tải mẫu hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật: Tại đây.

Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu?

Tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT có quy định như sau:

Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
...
2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động phải hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc.

Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Quản lý sức khỏe người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hằng năm, NSDLĐ phải báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động cho cơ quan Nhà nước đúng không?
Lao động tiền lương
Bao lâu phải xây dựng nội dung quản lý sức khỏe người lao động?
Lao động tiền lương
Việc quản lý sức khỏe người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Lao động tiền lương
Khi nào được bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại nơi có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc?
Lao động tiền lương
Hạn chế bố trí người lao động bị bệnh mạn tính làm việc tại đâu?
Lao động tiền lương
Tải mẫu hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật người lao động mới nhất ở đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quản lý sức khỏe người lao động
521 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý sức khỏe người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý sức khỏe người lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào