Hà Nội bắn pháo hoa 10 10 ở đâu? NLĐ trực tiếp sản xuất pháo hoa được huấn luyện kỹ thuật an toàn những nội dung gì?
Hà Nội bắn pháo hoa 10 10 ở đâu?
Trước đó, vào ngày 9/8/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 2585/UBND-NC về việc điều chỉnh thời gian tổ chức bắn pháo hoa 10 10 kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội điều chỉnh thời gian tổ chức bắn pháo hoa từ 21h30 đến 21h45 ngày 10/10/2024. Trước đó, TP Hà Nội dự kiến thời gian bắn pháo hoa từ 21h30 đến 21h45 ngày 9/10/2024.
Theo kế hoạch, TP Hà Nội triển khai 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp với 800 quả và 24 giàn hỏa thuật với 480 ống hỏa thuật tại tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình kết hợp khuôn viên đường đua F1 (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm).
8 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp, mỗi trận địa 600 quả trước trụ sở Tòa soạn Báo Hànộimới và trước Bưu điện Hà Nội (quận Hoàn Kiếm); Vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ); đảo Dừa, Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng); hồ Văn Quán, phường Văn Quán (quận Hà Đông); Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây); khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì); Trung tâm Thể dục, thể thao huyện Đông Anh.
22 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp tại: Đông Nam hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình); Công viên hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); Công viên 02, phường Việt Hưng (quận Long Biên); bán đảo hồ Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa); Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân); Công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); số 1 Thuận An, thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); nóc nhà 4 tầng UBND huyện Mê Linh; sân vận động Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì); khán đài B, sân vận động huyện Đan Phượng, thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); sân vận động, thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất); sân vận động huyện, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ); sân vận động huyện Thường Tín (huyện Thường Tín); nóc nhà 6 tầng Ban Chỉ huy quân sự huyện Quốc Oai; Tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên; Công viên hồ sinh thái, thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức); sân vận động huyện, thị trấn Vân Đình, (huyện Ứng Hòa); sân vận động huyện, thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); sân vận động huyện, thị trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ); Công viên cây xanh, thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai); sân vận động Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, huyện Hoài Đức.
Thời lượng bắn trong 15 phút, từ 21h30 đến 21h45, ngày 10/10/2024.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo dừng kế hoạch bắn pháo hoa 10 10 ở toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Theo đó, tại Công văn 3242/UBND-NC năm 2024 nêu rõ, nhằm thực hiện Thông báo số 1886-TB/TU ngày 25/9/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về một số nội dung liên quan đến các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm thể hiện tình nghĩa đồng bào, trách nhiệm của Thủ đô và tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo: Thành phố không tổ chức chương trình bắn pháo hoa vào ngày 10/10/2024 tại Thủ đô Hà Nội theo dự kiến tại Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 29/6/2024 và Công văn số 2585/UBND-NC ngày 7/8/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem chi tiết Công văn 3242/UBND-NC năm 2024: Tại đây
Do đó, Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 10/10/2024 tại Thủ đô.
Xem thêm:
Lịch bắn pháo hoa 10 10 Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Ngày 10 tháng 10 có những sự kiện gì?
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng Thủ đô?
Chủ đề kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Khẩu hiệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có những sự kiện gì?
10 10 có bắn pháo hoa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô không?
Hà Nội bắn pháo hoa 10 10 ở đâu?
Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa được huấn luyện kỹ thuật an toàn những nội dung gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) quy định người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa được huấn luyện an toàn những nội dung sau đây:
- Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho, trên phương tiện vận chuyển;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ và thuốc pháo;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
- Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ và thuốc pháo;
- Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
- Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ và xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
Người lao động được nghỉ làm vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 trong những trường hợp nào?
Người lao động có thể được nghỉ làm vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 trong những trường hợp sau đây:
- Nghỉ hằng tuần:
Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
...
Theo đó, người lao động được nghỉ làm nếu Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10) rơi vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của công ty.
- Nghỉ hằng năm:
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
…
Theo đó, người lao động có thể chủ động xin nghỉ làm theo diện phép năm vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10).
- Nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lương:
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Theo đó, người lao động có thể nghỉ làm theo trường hợp nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10).
Như vậy, người lao động có thể nghỉ làm vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10) trong các trường hợp sau đây:
- Nghỉ hằng tuần, nếu ngày Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10) rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của công ty;
- Nghỉ theo diện phép năm;
- Nghỉ việc riêng;
- Nghỉ không hưởng lương.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Chính sách tăng lương hưu năm 2025: Đối tượng và điều kiện áp dụng là gì?