Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ thế nào?
Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy định về đội ngũ giảng viên
1. Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
3. Có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục hoặc tâm lý học giáo dục.
Theo đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
1. Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quy định tại Điều 2 Thông tư này đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng tham gia bồi dưỡng, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
3. Quyết định danh sách học viên nhập học; ban hành quy định về quy trình quản lý quá trình học tập, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
4. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng; cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
5. Tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề.
Theo đó, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có các trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng tham gia bồi dưỡng, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Quyết định danh sách học viên nhập học; ban hành quy định về quy trình quản lý quá trình học tập, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
- Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng; cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
1. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại Thông tư này bao gồm: Mục tiêu, đối tượng, thời gian bồi dưỡng và đơn vị thời gian, danh mục các mô-đun và phân bổ thời gian bồi dưỡng, chương trình các mô-đun và hướng dẫn thực hiện chương trình (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).
2. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hằng năm, cơ sở bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng theo chương trình được quy định tại khoản 1 Điều này. Học viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng ban hành quyết định công nhận tốt nghiệp thì được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp.
Theo đó, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp bao gồm: Mục tiêu, đối tượng, thời gian bồi dưỡng và đơn vị thời gian, danh mục các mô-đun và phân bổ thời gian bồi dưỡng, chương trình các mô-đun và hướng dẫn thực hiện chương trình (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?