Giám định viên tư pháp được hưởng mấy chế độ phụ cấp?
Giám định viên tư pháp được hưởng mấy chế độ phụ cấp?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 85/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 157/2020/NĐ-CP có quy định về các chế độ phụ cấp mà giám định viên tư pháp được hưởng như sau:
(1) Chế độ phụ cấp trách nhiệm
Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp.
(2) Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề
Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
(3) Chế độ phụ cấp thường trực
Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực.
Giám định viên tư pháp được hưởng bao nhiêu chế độ phụ cấp?
Các hành vi nào giám định viên tư pháp tuyệt đối không thực hiện?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định các hành vị bị cấm đối với giám định viên tư pháp như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Như vậy, giám định viên tư pháp tuyệt đối không được phép thực hiện 7 hành vi nêu trên, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Trường hợp nào giám định viên tư pháp sẽ bị miễn nhiệm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về việc miễn nhiệm đối với giám định viên tư pháp như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
...
Như vậy, giám định viên tư pháp sẽ miễn nhiệm nếu rơi vào các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn.
- Thuộc một trong không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc.
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm mà không đăng ký hoạt động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?