Giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nào?
Giám định viên tư pháp là ai?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
7. Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 18 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
8. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là cơ quan, tổ chức đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Theo đó, giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nào?
Giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020, giám định viên tư pháp có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Theo đó, giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong các trường hợp sau:
- Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
- Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
- Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
- Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
...
Theo đó, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?