Easter Day 2025 là ngày bao nhiêu? Ngày này có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Easter Day 2025 là ngày bao nhiêu?
Easter Day, hay còn gọi là Lễ Phục Sinh, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết sau ba ngày chịu khổ nạn và bị đóng đinh trên thập giá.
Theo truyền thống, Easter Day không có ngày cố định hằng năm, mà được tính dựa trên lịch âm dương. Theo quy ước của Giáo hội, Lễ Phục Sinh luôn diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân (sau Xuân phân ngày 21/3).
Năm 2025, Easter Day sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 20/4/2025.
Đây là ngày lễ lớn nhất trong Kitô giáo, quan trọng hơn cả Lễ Giáng Sinh.
**Nguồn gốc của Easter Day
Easter Day có nguồn gốc từ Kinh Thánh, theo đó Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và sống lại vào ngày Chủ Nhật Phục Sinh. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô là trung tâm của đức tin Kitô giáo, biểu thị chiến thắng của sự sống trước cái chết và mang đến niềm hy vọng về sự sống đời đời cho nhân loại.
Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ truyền thống Do Thái giáo và được liên kết với Lễ Vượt Qua (Passover). Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, lễ này được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau nhưng đến Công đồng Nicea năm 325, Giáo hội chính thức ấn định cách tính ngày Phục Sinh như hiện nay.
***Ý nghĩa của Easter Day
Lễ Phục Sinh mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống Kitô hữu:
Đánh dấu sự chiến thắng của sự sống trước cái chết, biểu tượng của niềm hy vọng và lòng tin vào Thiên Chúa.
Khẳng định đức tin Kitô giáo, rằng Chúa Giêsu thực sự đã sống lại và mang đến sự cứu rỗi cho nhân loại.
Tạo cơ hội cho các tín hữu suy ngẫm về lòng thương xót của Thiên Chúa, sống đời sống đạo đức và thực hành bác ái.
****Các nghi thức quan trọng trong Easter Day
Trong suốt Mùa Phục Sinh, nhiều nghi thức quan trọng được cử hành:
Canh Thức Phục Sinh (Easter Vigil): Được tổ chức vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, bao gồm nghi thức thắp nến Phục Sinh, đọc Kinh Thánh và cử hành Bí tích Rửa Tội.
Thánh lễ Phục Sinh: Được cử hành vào sáng Chủ Nhật Phục Sinh, là thánh lễ quan trọng nhất trong năm của Kitô giáo.
Phong tục tìm trứng Phục Sinh (Easter Egg Hunt): Một trò chơi phổ biến ở phương Tây, nơi trẻ em đi tìm những quả trứng được trang trí, tượng trưng cho sự sống mới và sự Phục Sinh của Chúa Kitô.
*****Các biểu tượng truyền thống của Easter Day
Lễ Phục Sinh không chỉ có các nghi thức tôn giáo mà còn mang nhiều biểu tượng văn hóa phổ biến:
Trứng Phục Sinh: Biểu tượng của sự sống mới, thường được trang trí với nhiều màu sắc rực rỡ.
Thỏ Phục Sinh (Easter Bunny): Biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, xuất phát từ các truyền thống dân gian châu Âu.
Nến Phục Sinh: Một cây nến lớn được thắp sáng trong Thánh lễ Canh Thức Phục Sinh, tượng trưng cho Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian.
Hoa huệ trắng: Biểu trưng cho sự thuần khiết, thánh thiện và niềm vui Phục Sinh, thường được dùng để trang trí nhà thờ.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Easter Day 2025 là ngày bao nhiêu? Ngày này có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không? (Hình từ Internet)
Ngày này có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Easter Day không phải ngày lễ lớn.
Người lao động có được nghỉ vào ngày Easter Day không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Easter Day không thuộc các ngày lể tết được quy định và người lao động cũng sẽ không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào ngày Easter Day nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Easter Day là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Easter Day rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Easter Day rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình.









- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?