Được trừ chi phí nào khi tính thuế doanh nghiệp trong việc tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân theo Nghị quyết 68? Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động có đúng không?
Được trừ chi phí nào khi tính thuế doanh nghiệp trong việc tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân theo Nghị quyết 68?
Tại tiểu mục 5 Mục 3 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI như sau:
- Xây dựng các chuỗi liên kết doanh nghiệp theo cụm ngành, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa, kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh. Hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành, nhất là công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ thông tin, công nghiệp sáng tạo. Xác định việc doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thử nghiệm sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tiêu chí quan trọng để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.
- Khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ về nghiên cứu phát triển, đào tạo, tư vấn, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ,... Hỗ trợ doanh nghiệp đạt các chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn ngành theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Nhà nước hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, xúc tiến thương mại để kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, khu thương mại tự do.
- Áp dụng tỉ lệ nội địa hóa phù hợp theo lộ trình trong các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên; đặt vấn đề các dự án FDI lớn phải có kế hoạch sử dụng chuỗi cung ứng nội địa ngay từ giai đoạn phê duyệt dự án. Hỗ trợ khởi nghiệp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đã làm việc tại doanh nghiệp FDI nhằm tận dụng kinh nghiệm, kiến thức, mô hình quản trị, mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI để tham gia vào chuỗi cung ứng.
Theo đó, nhà nước cho phép chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Được trừ chi phí nào khi tính thuế doanh nghiệp trong việc tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân theo Nghị quyết 68? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động có đúng không?
Tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đăng ký nội quy lao động như sau:
Đăng ký nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
4. Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Vì thế, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng lao động từ 10 người trở lên thì mới phải đăng ký nội quy lao động. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động.
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Lao động 2019 thì hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
- Nội quy lao động;
- Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).











- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?
- Ngừng áp dụng lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, triển khai thực hiện xây dựng cơ cấu tiền lương mới bổ sung thêm 01 khoản tiền chiếm 10% tổng quỹ lương có đúng không?