Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi có những điểm mới nổi bật nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi có những điểm mới nổi bật nào?
>> MỚI NHẤT: Chỉ thị 45: Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các Đảng bộ cấp tỉnh sau khi sáp nhập
>> Đề xuất tăng lương cơ sở trong năm 2025 trong trường hợp nào?
>> Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 cho người lao động
Dưới đây là tổng hợp 05 điểm mới nổi bật tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, cụ thể như sau:
(1) THAY ĐỔI ĐỊNH NGHĨA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Định nghĩa cán bộ, công chức được quy định tại Điều 1 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đã bãi bỏ những quy định liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và thay đổi định nghĩa về cán bộ, công chức. Cụ thể:
- Về định nghĩa cán bộ:
Là công dân Việt Nam;
Được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ;
Làm việc ở các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp TW, cấp tỉnh, cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu);
Trong biên chế, hưởng lương ngân sách Nhà nước.
- Về định nghĩa công chức:
Là công dân Việt Nam;
Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
Làm việc ở cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội TW, cấp tỉnh, cấp cơ sở;
Trong biên chế, hưởng lương ngân sách Nhà nước.
Như vậy, so với định nghĩa hiện tại theo Điều 4 Luật Căn bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có một số thay đổi như sau:
- Không còn quy định cán bộ, công chức cấp xã. Thay vào đó, cán bộ, công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh. Nếu đáp ứng điều kiện của vị trí việc làm thì được xếp lương theo ngạch, bậc tương ứng. Ngược lại sẽ được xem xét, quyết định tinh giản theo quy định tại thời điểm tinh giản.
- Không còn quy định đến cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thay vào đó, chỉ còn tại trung ương, cấp tỉnh và cơ sở.
- Không còn công chức là người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
(2) BỎ QUY ĐỊNH VỀ NGẠCH CÔNG CHỨC
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008, ngạch công chức là tên gọi thể hiện thứ bậc về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của công chức. Đây cũng là căn cứ để xác định vị trí việc làm và biên chế cũng như bố trí công chức trong cơ quan, đơn vị.
Hiện công chức được phân loại theo ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên cùng ngạch khác.
Đồng thời, liên quan đến ngạch công chức, tại Mục 3 Chương IV Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã quy định các nội dung:
- Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Chuyển ngạch công chức.
- Nâng ngạch công chức.
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức
- Tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ đã không còn đề cập đến ngạch công chức. Thay vào đó, việc phân loại, bổ nhiệm công chức được căn cứ vào vị trí việc làm tương ứng.
(3) SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT CÔNG CHỨC
So với 04 hình thức kỷ luật cán bộ là khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm và 06 hình thức kỷ luật công chức gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc tại Luật hiện hành thì Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đã quy hoạch lại các hình thức kỷ luật.
Cụ thể, thay vì đưa hình thức kỷ luật xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm tại mục xử lý vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì dự thảo đã liệt kê đây là một trong những hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức.
Theo đó, cán bộ công chức khi vi phạm quy định thì tùy vào mức độ, tính chất vi phạm mà chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm với cán bộ và buộc thôi việc với công chức; Xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm.
(4) THAY ĐỔI CÁCH PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Theo đề xuất tại Điều 19 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, công chức được phân theo 04 tiêu chí đó là:
- Theo cơ quan công tác: Công chức được phân thành công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và trong cơ quan Nhà nước.
- Theo phạm vi hoạt động: Công chức được phân thành công chức làm việc ở cơ quan Trung ương và địa phương.
- Theo vị trí việc làm: Công chức được phân thành làm công việc lãnh đạo, quản lý; làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ và làm công việc hỗ trợ, phục vụ.
Trong khi đó, theo khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 đang quy định công chức được phân loại theo lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ và phân loại theo ngạch như sau:
- Loại A: Công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương
- Loại B: Công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương
- Loại C: Công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương
- Loại D: Công chức được bổ nhiệm ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên
- Loại khác: Theo quy định của Chính phủ.
(5) QUY ĐỊNH MỚI VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Nhiều quy định về vị trí việc làm được sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp, cụ thể như sau:
5.1. Có 2 phương án định nghĩa vị trí việc làm
Vị trí việc làm là căn cứ để tuyển dụng công chức cũng như đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức. Điều 11 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang đưa ra hai phương án về khái niệm vị trí việc làm, bao gồm:
Phương án 1: Vị trí việc làm là tên gọi xác định nhiệm vụ của công việc cụ thể gắn với chức danh chuyên môn nghiệp vụ hoặc chức vụ lãnh đạo, quản lý, được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị, là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ.
Phương án 2: Vị trí việc làm là tên gọi chức danh công chức chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chức vụ lãnh đạo, quản lý, gắn với công việc và vị trí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và kết quả, sản phẩm cụ thể.
Trong khi đó, hiện nay, khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 đang định nghĩa vị trí việc làm đó là: Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Như vậy, nếu chọn một trong hai phương án thì định nghĩa vị trí việc làm đều bị thay đổi so với hiện hành. Về cơ bản, vị trí việc làm sẽ gắn với công việc, kết quả, sản phẩm cụ thể.
5.2. Vị trí việc làm được phân thành 4 loại
Ngoài sự thay đổi về định nghĩa, dự thảo còn bổ sung phân loại vị trí việc làm gồm: Vị trí việc làm cán bộ; lãnh đạo, quản lý; chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ, phục vụ.
Và nguyên tắc xác định vị trí việc làm phải phù hợp tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, phù hợp thực tiễn và thống nhất, đồng bộ trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng và quản lý theo vị trí việc làm.
Trong khi đó, hiện nay, những nội dung về vị trí việc làm không được Luật hóa mà được quy định chi tiết tại Nghị định 62/2020/NĐ-CP với phân loại như sau:
- Phân theo khối lượng công việc: Vị trí việc làm gồm do một người đảm nhiệm; do nhiều người đảm nhiệm hoặc vị trí việc làm kiêm nhiệm.
- Phân theo tính chất, nội dung công việc: Vị trí việc làm bao gồm làm lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ chuyên ngành; hỗ trợ, phục vụ và làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung gồm tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác.
>> Toàn văn Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Chi tiết Lịch sơ duyệt Diễu binh 30 4 tại TP HCM mới nhất?
>> Lễ 30 4 2025 có gì đặc biệt so với các năm trước?
>> Vào ngày nghỉ lễ 30 4, công ty có được phép bắt buộc người lao động đi làm không?
Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi có những điểm mới nổi bật nào? (Hình từ Internet)
Số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
b) Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
b) Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.
...
Như vậy, số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay như sau:
- Đối với phường: Loại 1 là 23 người; loại 2 là 21 người; loại 3 là 19 người;
- Đối với xã, thị trấn: Loại 1 là 22 người; loại 2 là 20 người; loại 3 là 18 người.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức sau sáp nhập dự kiến thế nào?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
>>TẢI VỀ: Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ tại Điều 13 Dự thảo Nghị quyết có quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới.
Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp xã mới thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cơ bản theo quy định.
Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng. Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo đó, tại Dự thảo Nghị quyết cũng quy định rõ về việc Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng.
Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định của Chính phủ, UBND cấp tỉnh kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ công chức viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.






- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 76: Giữ nguyên chính sách tiền lương của cán bộ công chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp, cụ thể thế nào?