Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là bao nhiêu?

Theo quy định, định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là bao nhiêu?

Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:

Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học phải giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.
2. Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học = Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần x Số tuần giảng dạy
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (không bao gồm số tuần dự phòng).
3. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
a) Hiệu trưởng là 02 tiết;
b) Phó hiệu trưởng là 04 tiết.
4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định tại Điều 13 Thông tư này để tính tổng số tiết dạy khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).

Theo đó, định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là:

- Hiệu trưởng là 02 tiết;

- Phó hiệu trưởng là 04 tiết.

Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:

Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên
1. Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường phổ thông là 42 tuần, trong đó:
a) Số tuần giảng dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông là 37 tuần (bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng);
b) Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là 03 tuần;
c) Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.
2. Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) Số tuần giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học là 28 tuần;
b) Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học là 12 tuần;
c) Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.
3. Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học thì số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là 42 tuần, trong đó:

- Số tuần giảng dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông là 37 tuần (bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng);

- Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là 03 tuần;

- Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...

Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định.

Định mức tiết dạy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông theo Thông tư 05 là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên trường dành cho người khuyết tật là bao nhiêu tại Thông tư 05?
Lao Động Tiền Lương
Định mức tiết dạy trong 01 năm của phó hiệu trưởng trường phổ thông được xác định như thế nào theo Thông tư 05?
Lao Động Tiền Lương
Số định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên trường trung học cơ sở thông thường là bao nhiêu theo Thông tư 05?
Lao Động Tiền Lương
Định mức tiết dạy là gì? Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên là bao nhiêu theo Thông tư 05?
Lao động tiền lương
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số như thế nào?
Lao động tiền lương
Thông tư 05: Định mức tiết dạy trung bình trong một tuần của giáo viên như thế nào?
Lao động tiền lương
Thông tư 05 sẽ giảm lượng định mức tiết dạy của tổ phó chuyên môn tại các trường phổ thông có đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Định mức tiết dạy
13 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào