Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số như thế nào?
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
1. Quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn sau:
a) Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (không tổ chức theo lớp học) mà số học sinh tham gia học nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT);
b) Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo quy định (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này);
c) Dạy liên trường (là việc giáo viên được cơ quan có thẩm quyền phân công tham gia hoạt động giảng dạy đồng thời ở từ hai trường trở lên);
d) Dạy học sinh ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo quy định.
2. Quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn sau:
a) Báo cáo viên tại lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên do hiệu trưởng hoặc cấp có thẩm quyền tổ chức (bao gồm cả giáo viên cốt cán);
b) Dạy minh họa tại buổi sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch;
c) Báo cáo tại hoạt động ngoại khóa, dạy hoạt động trải nghiệm hoặc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do nhà trường tổ chức cho học sinh theo quy mô khối lớp hoặc quy mô trường (có giáo án hoặc kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo);
d) Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong thời gian nghỉ hè;
đ) Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường cho 02 lớp trở lên (dạy cùng thời điểm) hoặc trường hợp không tổ chức theo lớp học mà số học sinh tham gia học lớn hơn hoặc bằng tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT).
...
Theo đó, quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số được áp dụng như sau:
- Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một thì được quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn.
- Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một trong thời gian nghỉ hè thì được quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 1,5 tiết định mức đối với hoạt động chuyên môn.
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy cho trẻ em dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy đối với giáo viên được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy đối với giáo viên như sau:
- Định mức tiết dạy là tổng số tiết lý thuyết (hoặc thực hành) giảng dạy trực tiếp (hoặc dạy trực tuyến) của mỗi giáo viên phải thực hiện trong 01 năm học.
- Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học | = | Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần | x | Số tuần giảng dạy |
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng).
- Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
+ Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;
+ Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường;
+ Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông;
+ Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;
+ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 08 tiết đối với các trường tiểu học còn lại.
Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
+ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học cơ sở còn lại;
+ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học phổ thông có nhiều cấp học còn lại.
Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 4 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm như sau:
- Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động theo từng cấp học, cơ sở giáo dục và quy định về nhiệm vụ theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dự bị đại học:
+ Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định;
+ Chủ động nắm bắt thông tin học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của lớp để thúc đẩy sự tiến bộ của lớp và của học sinh; tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp;
+ Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách đề nghị học sinh lên lớp, học sinh không được lên lớp, học sinh phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh;
+ Hướng dẫn, quản lý học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/04/2025.










- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?