Đề xuất chính sách nhân sự, tiền lương giáo viên trong Luật Nhà giáo cụ thể ra sao?
Đề xuất một loạt chính sách nhân sự, tiền lương cho giáo viên trong Luật Nhà giáo cụ thể ra sao?
Liên quan đến dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất 5 chính sách được Chính phủ thống nhất thông qua tại Nghị quyết 95-NQ/CP ngày 7/7/2023, cụ thể:
Chính sách 1: Định danh nhà giáo
Chính sách này quy định tường minh về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục làm cơ sở quy định các chính sách về nhà giáo. Đồng thời, mở rộng đối tượng áp dụng là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và nhà giáo là người nước ngoài. Qua đó, nhằm khắc phục hạn chế hiện nay khi các quy định của pháp luật hiện hành chỉ chế tài đối với nhà giáo trong công lập.
Chính sách về định danh nhà giáo khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo là nhân lực chất lượng cao, bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước, lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục.
Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực. Chính sách cũng quy định rõ về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo nhằm làm rõ những khác biệt giữa “nghề nghiệp” nhà giáo với các nghề nghiệp khác.
Chính sách 2: Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo
Chính sách này quy định về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo bao gồm các tiêu chí nghề nghiệp của nhà giáo, áp dụng cho từng chức danh nhà giáo ở mỗi cấp học và trình độ đào tạo để sử dụng thống nhất trong toàn quốc.
Đồng thời khắc phục tình trạng chồng chéo khi nhà giáo vừa có chuẩn nghề nghiệp, vừa thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức nhưng nhà giáo ngoài công lập lại không có chế tài để quản lý và phát triển. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là căn cứ để tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nhà giáo, sử dụng, sa thải nhà giáo.
Chính sách 3: Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo
Chính sách này quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, hợp đồng nhà giáo, chế độ làm việc của nhà giáo gắn với đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo;
3 trường hợp sử dụng nhà giáo là: luân chuyển, thuyên chuyển và biệt phái nhà giáo; Quy định về chính sách đối với nhà giáo dạy liên trường;
Quy định về chính sách tiền lương, hỗ trợ, thu hút nhà giáo; Chính sách thôi việc, nghỉ hưu và kéo dài thời gian làm việc đối với nhà giáo.
Chính sách này sẽ khắc phục các bất cập trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo thời gian qua; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo gắn với đặc thù hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Chính sách 4: Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. Quy định về nhà giáo ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật và nhà giáo nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.
Chính sách này làm cơ sở chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhà giáo, giúp nhà giáo phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính sách 5: Quản lý nhà nước về nhà giáo
Chính sách này quy định về: cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo, quản lý nhà giáo; tổ chức xã hội nghề nghiệp nhà giáo; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật nhà giáo.
Chính sách này nhằm khắc phục các bất cập trong hệ thống quản lý nhà nước về nhà giáo thời gian vừa qua; làm cơ sở thực hiện phân cấp, thống nhất từ trung ương đến địa phương trong quản lý nhà giáo.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-xuat-mot-loat-chinh-sach-ve-nhan-su-tien-luong-doi-voi-voi-nha-giao-11924021215503268.htm
Đề xuất một loạt chính sách nhân sự, tiền lương cho giáo viên trong Luật Nhà giáo cụ thể ra sao?
Ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Tiếp tục chương trình nghị sự Kỳ họp 6, ngày 07/11, Quốc hội chất vấn người đứng đầu lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự, thanh tra, tòa án, kiểm sát, kiểm toán.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, thời gian qua, toàn quốc đã thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nhiều địa phương giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách thì cắt hẳn biên chế nên thiếu người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.
Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại quy định về tự chủ để có tự chủ trong mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học. Đây là điều kiện giảm bớt được số viên chức hưởng lương ngân sách…
Với địa phương, Bộ trưởng đề nghị sắp xếp lại trường lớp để giảm bớt quy mô và thúc đẩy tự chủ.
Trước mắt cần nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương. Tuy nhiên do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.
Do đó, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.
Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tien-luong-nha-giao-se-nhu-the-nao-khi-cai-cach-tien-luong-119231107125852138.htm
Mẫu hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên mới nhất có dạng như thế nào?
Mẫu hợp đồng giảng dạy thường được dùng khi cần ký kết giữa ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy tại trường. Trong đó, nêu rõ những thỏa thuận, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên. Tuy nhiên mẫu hợp đồng này không được trái với quy định pháp luật. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng giảng dạy mới nhất sau đây:
Mẫu hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?