Để được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến tuổi nghỉ hưu thì cần có số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu?

Tôi làm việc trong điều kiện lao động bình thường và không bị suy giảm khả năng lao động. Tôi muốn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chờ đến tuổi nhận lương hưu thì tôi cần đóng bảo hiểm xã hội ít nhất là bao nhiêu năm? Câu hỏi của chị Y.A (Hải Phòng).

Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định chi tiết như sau:

Lộ trình tuổi nghỉ hưu của người lao động

Như vậy, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Để được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến tuổi nghỉ hưu thì cần có số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu?

Để được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến tuổi nghỉ hưu thì cần có số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu?

Để được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến tuổi nghỉ hưu thì cần có số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Theo đó, để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chờ đến tuổi nhận lương hưu, người lao động cần đóng bảo hiểm xã hội đủ ít nhất 20 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì chỉ cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 15 năm.

Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là khi nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Theo đó, thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Tuổi nghỉ hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được trợ cấp hàng tháng theo Dự thảo Luật BHXH không?
Lao động tiền lương
Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu trên 10 năm đóng BHXH thì được đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng lương hưu không?
Lao động tiền lương
Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH thì có được đóng BHXH tự nguyện một lần để được hưởng lương hưu không?
Lao động tiền lương
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
Tra cứu bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Năm 2024 thay đổi điều kiện nghỉ hưu và tuổi nghỉ hưu ra sao?
Lao động tiền lương
Ai được nghỉ hưu năm 2024? Năm 2024 có tăng lương hưu không?
Lao động tiền lương
Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là bao nhiêu theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Để được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đợi đến tuổi nghỉ hưu thì cần có số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng lên theo từng năm đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tuổi nghỉ hưu
652 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuổi nghỉ hưu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào