Cung ứng lao động là gì, ví dụ? Quy định về cung ứng lao động đối với hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài thế nào?
Cung ứng lao động là gì?
Cung ứng lao động (hay còn gọi là cho thuê lại lao động) là hoạt động của một doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh cho thuê lại lao động. Doanh nghiệp này sẽ ký hợp đồng với người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng họ, mà cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Trong quá trình này, người lao động vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cung ứng lao động, nhưng sẽ làm việc và chịu sự quản lý của doanh nghiệp thuê lại. Hoạt động cung ứng lao động giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí tuyển dụng, quản lý nhân sự và đảm bảo có đủ nhân lực cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ, Công ty B cần thêm nhân lực để hoàn thành một dự án lớn trong thời gian ngắn. Thay vì tuyển dụng mới, Công ty B thuê lại một nhóm nhân viên từ Công ty A. Nhóm nhân viên này sẽ làm việc tại Công ty B trong một khoảng thời gian nhất định, giúp Công ty B hoàn thành dự án mà không phải lo lắng về các thủ tục tuyển dụng và quản lý nhân sự.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Quy định về cung ứng lao động đối với hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài thế nào?
Theo Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định thì:
- Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:
+ Thời hạn của hợp đồng;
+ Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động;
+ Nước tiếp nhận lao động;
+ Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài;
+ Điều kiện, môi trường làm việc;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ An toàn, vệ sinh lao động;
+ Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động;
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản;
+ Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
+ Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có);
+ Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
+ Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
+ Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
+ Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
+ Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Cung ứng lao động là gì, ví dụ? Quy định về cung ứng lao động đối với hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động bao gồm những gì?
Theo Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động;
b) Bản sao của hợp đồng cung ứng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
c) Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do; trường hợp cần phải thẩm định ở nước ngoài thì phải thông báo cho doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo đó hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:
+ Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động;
+ Bản sao của hợp đồng cung ứng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
+ Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?