Bậc lương là gì, ví dụ? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào?
Bậc lương là gì, ví dụ? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào?
Bậc lương là các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định, thể hiện mức lương cơ bản mà không bao gồm các khoản phụ cấp, phúc lợi hay các thu nhập bổ sung khác.
- Các yếu tố chính của bậc lương:
+ Số lượng bậc lương: Mỗi ngạch lương có số lượng bậc lương nhất định, tạo ra sự biến thiên từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó.
+ Hệ số lương: Mỗi bậc lương có một hệ số lương xác định, hệ số này càng cao thì mức lương càng cao.
+ Điều kiện nâng bậc lương: Thường dựa trên năng lực, hiệu suất làm việc và thời gian công tác của người lao động.
Ví dụ: Ngạch lương A có 5 bậc lương, từ bậc 1 đến bậc 5. Mỗi bậc lương có hệ số lương tăng dần, ví dụ: bậc 1 có hệ số 2.34, bậc 2 có hệ số 2.67, và cứ thế tăng lên.
- Điều kiện nâng bậc lương:
+ Hoàn thành tốt công việc: Thường xuyên hoàn thành công việc được giao với chất lượng và số lượng đạt yêu cầu.
+ Không vi phạm kỷ luật: Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật lao động.
+ Đóng góp tích cực: Đạt thành tích nổi bật và có đóng góp lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để tính bậc lương trong doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xác định bậc lương trong nhóm ngạch lương:
Mỗi vị trí công việc sẽ có một nhóm ngạch lương cụ thể, và trong mỗi nhóm ngạch lương này sẽ có các bậc lương khác nhau.
- Xác định hệ số lương tương ứng với mỗi bậc lương:
Hệ số lương là một con số thể hiện mức lương cơ bản của từng bậc lương. Hệ số này thường được quy định bởi doanh nghiệp hoặc theo quy định của nhà nước.
- Tính mức lương:
Công thức tính mức lương cơ bản là: Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu được quy định theo vùng hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
- Điều kiện để xét tăng bậc lương:
+ Hoàn thành tốt công việc: Đạt hoặc vượt các chỉ tiêu công việc được giao.
+ Thời gian làm việc: Đủ thời gian làm việc theo quy định của doanh nghiệp.
+ Không vi phạm kỷ luật: Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật lao động
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Bậc lương là gì, ví dụ? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay có các hình thức trả lương nào?
Theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó hiện nay người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương như sau:
- Trả lương theo thời gian;
- Trả lương theo sản phẩm;
- Trả lương khoán.
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Nếu trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Thay đổi hình thức trả lương có cần ký thêm phụ lục hợp đồng hay không?
Theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó nếu thay đổi hình thức trả lương, hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Nếu không hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?