Cục An toàn lao động là gì, Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu?

Cục An toàn lao động là cơ quan gì? Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu? Chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động thế nào?

Cục An toàn lao động là gì, Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu?

Theo Điều 1 Quyết định 396/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định thì Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Cục An toàn lao động có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Work Safety, viết tắt là DWS.

Cục An toàn lao động địa chỉ: Tầng 5, trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Cục An toàn lao động là gì, Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu?

Cục An toàn lao động là gì, Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động thế nào?

Theo Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định thì chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc ra sao?

Theo Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:

- Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

- Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.

- Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

- Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.

Cục An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cục An toàn lao động có vị trí và chức năng thế nào? Người đứng đầu Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện những việc gì?
Lao động tiền lương
Cục An toàn lao động có cơ cấu tổ chức thế nào? Cục trưởng Cục An toàn lao động là công chức hay viên chức?
Lao động tiền lương
Từ ngày 01/7/2024, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cục An toàn lao động là gì, Cục An toàn lao động địa chỉ ở đâu?
Lao động tiền lương
Đảm nhiệm chức Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động tối đa bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Cục trưởng Cục An toàn lao động có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Cục trưởng Cục An toàn lao động được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cục An toàn lao động
114 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cục An toàn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào