Công văn 1627: Triển khai tuyển dụng giáo viên không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?

Triển khai tuyển dụng giáo viên theo Công văn 1627 đảm bảo không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?

Công văn 1627: Triển khai tuyển dụng giáo viên không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025 đưa ra chỉ đạo về tuyển dụng, quản lý và sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.

Xem chi tiết Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025: Tại đây

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, tại Công văn 1627/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung sau:

1. Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm biên chế được giao chưa sử dụng và biên chế được bổ sung năm học 2024-2025). Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên.

2. Thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên như: Thông tin rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng; có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên về công tác tại địa phương; đặt hàng đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo theo nhu cầu của địa phương; tăng cường bồi dưỡng giáo viên sử dụng thông thạo tiếng dân tộc thiểu số nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy học tiếng dân tộc thiểu số...

3. Tiếp tục rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu theo từng năm học, từng cấp học, môn học từ năm học 2026-2027 đến năm học 2030 - 2031, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục; thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

5. Báo cáo công tác tuyển dụng giáo viên năm học 2024-2025; thống kê nhu cầu bỏ sung biên chế giáo viên đến năm học 2030-2031 gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/6/2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai tuyển dụng giáo viên không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?

Công văn 1627: Triển khai tuyển dụng giáo viên không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như thế nào?

Tại Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015.

Giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng những quyền lợi nào?

Tại Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:

Quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
1. Quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
d) Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.

Theo đó, giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng những quyền lợi sau:

- Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);

- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

- Được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Tuyển dụng giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1627: Triển khai tuyển dụng giáo viên không để bị ảnh hưởng bởi việc tinh gọn bộ máy, cụ thể chỉ đạo ra sao?
Lao động tiền lương
UBND TP. Hà Tĩnh tuyển dụng giáo viên THCS năm học 2023-2024 với bao nhiêu chỉ tiêu?
Lao động tiền lương
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên của Trường ĐH Ngoại ngữ ĐHQGHN ra sao?
Lao động tiền lương
Thông báo tuyển dụng giáo viên THPT năm học 2023-2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai như thế nào?
Lao động tiền lương
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tuyển dụng thu hút giáo viên 2023 như thế nào?
Lao động tiền lương
UBND huyện Ninh Giang, Hải Dương tuyển dụng giáo viên và nhân viên năm 2023 với chỉ tiêu và cơ cấu tuyển dụng ra sao?
Lao động tiền lương
UBND huyện Kim Thành, Hải Dương tuyển dụng giáo viên và nhân viên năm 2023 với tiêu chuẩn, điều kiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Thành phố Hải Dương thông báo về việc tuyển dụng giáo viên và nhân viên các cơ sở giáo dục công lập năm 2023 với chỉ tiêu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
UBND TP. Chí Linh, Hải Dương thông báo tuyển dụng giáo viên, nhân viên năm 2023 với nhu cầu ra sao?
Lao động tiền lương
Nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên, nhân viên năm 2023 của UBND huyện Thanh Miện, Hải Dương ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tuyển dụng giáo viên
251 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào