Công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên hay không?

Tôi muốn hỏi công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên hay không? Câu hỏi của chị Hân (Đồng Nai)

Hội công chứng viên được thành lập như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014 quy định về việc thành lập Hội công chứng viên như sau:

Thành lập Hội công chứng viên
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các công chứng viên tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên. Ban vận động gồm 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đề án nêu rõ về sự cần thiết thành lập, số lượng công chứng viên hành nghề tại địa phương, dự kiến về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Hội công chứng viên.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thành lập Hội công chứng viên, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm Đề án thành lập Hội công chứng viên, Tờ trình Đề án và Báo cáo thẩm định Đề án.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội. Trường hợp không tiến hành Đại hội trong thời hạn quy định tại Khoản này thì Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên hết hiệu lực thi hành.

Như vậy, việc thành lập Hội công chứng viên sẽ được thực hiện như sau:

- Địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên xây dựng Đề án thành lập Hội công chứng viên

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên

- Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội.

Công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên hay không?

Công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên hay không?

Nhiệm vụ của Hội công chứng viên là gì?

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Hội công chứng viên như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, xử lý kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
3. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
4. Phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên; tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
5. Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước, sự kiểm tra của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
7. Tham gia hoạt động hợp tác về công chứng ở trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.

Như vậy, Hội công chứng viên sau khi được thành lập phải đảm bảo tuân thủ và hoàn thành hết trách nhiệm của mình theo quy định nêu trên.

Công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên hay không?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về Hội công chứng viên như sau:

Hội công chứng viên
1. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập một Hội công chứng viên là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh của các công chứng viên hành nghề trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Công chứng.
Hội công chứng viên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động phù hợp với quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Hội công chứng viên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên. Hội công chứng viên không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương.
3. Hội viên của Hội công chứng viên là các công chứng viên hành nghề trên địa bàn. Các công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên trước khi đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội công chứng viên do Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên quy định.

Từ quy định trên có thể thấy các công chứng viên bắt buộc phải tham gia Hội công chứng viên trước khi đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.

Công chứng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người ký hợp đồng lao động có được là công chứng viên của Phòng công chứng không?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào sẽ thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng?
Lao động tiền lương
04 trường hợp công chứng viên được công chứng ngoài trụ sở từ ngày 01/7/2025?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn về công chứng viên trước và sau ngày 01/07/2025, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Từ ngày 1/7/2025, công chứng viên còn được hành nghề theo chế độ hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng không?
Lao động tiền lương
Công chứng viên hành nghề công chứng đồng thời là đấu giá viên có bị miễn nhiệm theo Luật Công chứng 2024 không?
Lao động tiền lương
Công chứng viên phải tuân thủ những quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp nào?
Lao động tiền lương
Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên có phải là hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với Công chứng viên không?
Lao động tiền lương
Người thường trú tại Việt Nam mới được làm công chứng viên đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chứng viên
514 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chứng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chứng viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp danh sách văn bản quy định về Công chứng cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào