Công an nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ người nắm giữ bí mật nhà nước không?
Công an nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ người nắm giữ bí mật nhà nước không?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo Luật Công an nhân dân 2018, công an nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ người nắm giữ bí mật nhà nước.
Công an nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ người nắm giữ bí mật nhà nước không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thì nguyên tắc chung khi thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân bao gồm:
- Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo về thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân và các quy định có liên quan.
- Xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhân dân, hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ của cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
- Thực hiện công tác dân vận theo trách nhiệm được phân công; phù hợp yêu cầu thực tiễn theo từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng cụ thể.
Nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thì nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân bao gồm:
- Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch về vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đúng các quy định của Chính phủ Việt Nam, chính quyền nước sở tại và phát huy khả năng, điều kiện tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; vận động, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước, bạn bè quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác cải cách hành chính, quản lý cư trú, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, tiện ích mạng xã hội trong thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
- Nắm tình hình Nhân dân và thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tổ chức lấy ý kiến giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng lực lượng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.
- Vận động Nhân dân tham gia, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn và tệ nạn xã hội phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng.
- Thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân. Rà soát, đánh giá chất lượng mô hình và xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình dân vận khéo của lực lượng Công an nhân dân và các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Thực hiện công tác an sinh xã hội, từ thiện, giúp đỡ Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; củng cố, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an nhân dân với Nhân dân.
- Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc, tôn giáo và chính sách xã hội gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Giáo dục cán bộ, chiến sĩ về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, phục vụ Nhân dân. Kiện toàn, xây dựng lực lượng làm công tác dân vận; tăng cường cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác dân vận, bảo đảm an ninh, trật tự hướng về cơ sở.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
- Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân.











- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?
- Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?