Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được hưởng các chính sách nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được hưởng các chính sách nào?
Theo Điều 27 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật
1. Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển người khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được hưởng các chính sách quy định tại Điều 26 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật.
Theo đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình sự nghiệp ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật và được hưởng các chính sách quy định tại Điều 26 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể:
- Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo; ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo; ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
- Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
- Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
- Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
- Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật được hưởng các chính sách nào? (Hình từ Internet)
Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật là gì?
Theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật bao gồm:
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Hiện nay pháp luật hướng tới xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì thực hiện việc xây dựng quan hệ lao động như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.











- Nghị định 67 sửa Nghị định 178: CBCCVC và LLVT nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu chỉ đạo xây dựng văn kiện Đảng, chuẩn bị đại hội cấp tỉnh, cấp xã và các cấp uỷ trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm trong thời gian nào?
- Nghị định 73: Sĩ quan Quân đội làm việc theo vị trí việc làm, hiệu quả công việc được pháp luật ưu đãi tiền thưởng hằng năm như thế nào?
- Không giải quyết cán bộ công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để ổn định cuộc sống trước CBCC có sức khỏe yếu theo thứ tự ưu tiên tại khu vực thủ đô đúng không?
- Chốt không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức ở Hà Nội thì người đứng đầu đơn vị có phải trả lời bằng văn bản không?