Viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là ai?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay là cơ sở gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
Viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là ai? (Hình từ Internet)
Viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương; tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; nội dung, hình thức và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Viên chức là nhà giáo giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập áp dụng các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuyển xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Thông tư này không áp dụng đối với viên chức là nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà giáo giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp ở các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là nhà giáo giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập áp dụng các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuyển xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
3. Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
4. Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
- Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?