Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì bị xử phạt ra sao?

Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào và thời hiệu xử phạt đối với hành vi này là bao lâu? Câu hỏi của anh Đinh (Hà Giang).

Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định;
b) Bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.
2. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bố trí, sử dụng nhà giáo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và đúng chuyên ngành được đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Và theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...

Theo đó, khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì bị xử phạt ra sao?

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...

Theo quy định, khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 20 triệu đồng và do mức phạt hành vi này nhỏ hơn mức phạt Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng là 01 năm.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Thẩm quyền chia cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Điều kiện xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu học phí như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phải thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Việc tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm yêu cầu gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
696 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào