Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là những nơi nào?
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là những nơi nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
1. Người được bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.
2. Cơ sở bồi dưỡng bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên:
a) Cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng: bảo đảm nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, học liệu, trang thông tin điện tử và các điều kiện liên quan khác); trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có khả năng hỗ trợ tương tác trực tuyến giữa người học với nhau và giữa người học với người dạy, có các thông tin công khai các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này; với cơ sở bồi dưỡng không phải là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thì phải có sự phối hợp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiến tập, thực tập thực tế về nghiệp vụ đánh giá ngoài tại cơ sở đào tạo cho người học; có chương trình và tài liệu để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Đội ngũ giảng dạy: có ít nhất 10 (mười) người trong danh sách tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 03 (ba) giảng viên là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với đại học, học viện, trường đại học) hoặc có ít nhất 03 (ba) kiểm định viên đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục); là người có thẻ kiểm định viên, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm hoặc có ít nhất 05 (năm) lần tham gia với vai trò trưởng đoàn hoặc thư ký đoàn đánh giá ngoài hoặc người đã, đang công tác ở cơ quan quản lý nhà nước tham gia chỉ đạo, trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Tổ chức, quản lý: có 01 (một) lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng phụ trách công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; có 01 (một) đơn vị thuộc hoặc trực thuộc cơ sở bồi dưỡng được phân công nhiệm vụ đầu mối thực hiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; cơ sở bồi dưỡng có các văn bản nội bộ được ban hành để tổ chức, thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
...
Theo đó, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu tối thiểu để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là những nơi nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên tại địa điểm mà cơ sở đã báo cáo Cục Quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT. Công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở.
- Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để có thể trở thành kiểm định viên.
- Lưu trữ hồ sơ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.
- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở bồi dưỡng gửi báo cáo đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện trong năm, kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị theo mẫu về Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ quan nào tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định:
Trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Quản lý kiểm định viên và kết quả đánh giá của các kiểm định viên do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tuyển dụng, sử dụng theo phạm vi của hợp đồng. Hồ sơ quản lý đối với từng kiểm định viên gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan; các hợp đồng liên quan.
2. Xây dựng, ban hành văn bản quy định nội bộ để thực hiện đánh giá kiểm định viên trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên, những việc kiểm định viên không được làm quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này sau mỗi lần kiểm định viên tham gia đoàn đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.
...
Theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.










- Ngày 12 4 là ngày gì? Âm lịch ngày 12 4 là bao nhiêu? Ngày 12 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày 12 4 không?
- Quyết định không đồng ý giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp có đơn tự nguyện của cán bộ công chức viên chức thì phải trả lời bằng văn bản đúng không?
- Triển khai tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang có diễn ra không, nếu tăng thì cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi: Cách tính 3 khoản tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi được nhận theo nghị định 178 tại đề xuất mới như thế nào?
- Chính thức Thay đổi Cách tính tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể công thức tính như thế nào?