Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động?
Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Việc làm là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách việc làm; chính sách phát triển thị trường lao động; tuyển dụng và quản lý lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo lĩnh vực được phân công; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực việc làm và an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
2. Cục Việc làm có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Việc làm có tên giao dịch quốc tế là Department of Employment, viết tắt là DOE.
Theo đó, Cục Việc làm trực thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động kể từ ngày 01/3/2025.
Cục được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Việc Làm, Cục An toàn lao động, Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 1, 2, 3.
Theo Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm bao gồm:
8 đơn vị hành chính:
Phòng Chính sách việc làm.
Phòng Thị trường lao động.
Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.
Phòng Điều kiện lao động.
Phòng Quy chuẩn và Kiểm định kỹ thuật.
Phòng Huấn luyện và Thông tin an toàn, vệ sinh lao động.
Phòng Kiểm tra và Kiểm soát rủi ro.
Văn phòng.
5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục:
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm.
Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động.
Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực 1.
Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực 2.
Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực 3.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 8 là các tổ chức hành chính; Còn các đơn vị quy định từ khoản 9 đến khoản 13 là các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cục Việc làm, các đơn vị thuộc Cục có người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Cục trưởng là người đứng đầu Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Cục trưởng Cục Việc làm trình Bộ trưởng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định từ khoản 9 đến khoản 13 Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025.
Cục trưởng Cục Việc làm ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của của các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 3 Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2025; ban hành quy chế làm việc và các quy chế khác theo quy định.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động?
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có thuộc đối tượng phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc Nhóm 2 , thuộc 1 trong các nhóm đối tượng phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Và nhóm người làm công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Thời gian huấn luyện của người làm công tác an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, đối với đối tượng thuộc nhóm 2, tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.











- Thời hạn thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho quân nhân là bao lâu?
- Người cai thầu không trả lương đầy đủ cho người lao động thì người chủ có quyền yêu cầu đền bù không?
- Thẩm phán Tòa án nhân dân có trách nhiệm giải trình, thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình thụ lý không?
- Chuyển kinh phí NSNN tương đương số tiền đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm hưu trí cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp bộ máy theo phương thức nào?
- Nghị quyết 27: Quyết định chính thức nhiệm vụ nào đột phá tạo nguồn lực cải cách chính sách tiền lương?