Có được cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động nếu giấy phép bị rách góc không?
- Khi nào công ty được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động như thế nào?
- Trường hợp nào không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động?
- Có được cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động nếu giấy phép bị rách góc không?
Khi nào công ty được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động?
Căn cứ theo Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Đồng thời dẫn chiếu đến Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định về điều kiện cấp giấy phép như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, công ty muốn hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động cần phải ký quỹ và được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Muốn được cấp giấy phép thì công ty cần đảm bảo điều kiện 2 điều kiện là người đại diện theo pháp luật phải đủ điều kiện theo quy định và doanh nghiệp phải thực hiện việc ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Công ty được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động như thế nào?
Tại Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có đề cập về trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
1. Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
2. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
5. Không cấp giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
c) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
d) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
Như vậy, trong thời hạn 27 ngày, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các trình tự thủ tục để cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm các thông tin về trình tự, thủ tục để có những điều chỉnh và phối hợp kịp thời trong quá trình cấp giấy phép.
Trường hợp nào không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động?
Tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trường hợp không được cấp phép như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
...
5. Không cấp giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
c) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
d) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
Như vậy doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp trên để tránh việc không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Có được cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động nếu giấy phép bị rách góc không?
Việc cấp lại giấy phép được quy định tại Điều 27 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong các trường hợp như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Doanh nghiệp cho thuê lại đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
Như vậy trường hợp giấy phép của công ty bị rách góc nhưng không ảnh hưởng đến nội dung và vẫn còn đầy đủ thông tin thì tiếp tục sử dụng không cần cấp lại.
Khi nào giấy phép rách, hư hỏng mà không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép thì công ty tiến hành đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?