Có bắt buộc phải cập nhật thông tin về người lao động được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
- Có bắt buộc phải cập nhật thông tin về người lao động được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
- Doanh nghiệp không cập nhật thông tin về người lao động lên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp Việt Nam không ký quỹ khi đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được không?
Có bắt buộc phải cập nhật thông tin về người lao động được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài bao gồm:
- Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Tổ chức để người lao động trước khi đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Thanh lý hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài với người lao động;
- Bồi thường cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật về những thiệt hại do doanh nghiệp, gây ra;
- Tiếp nhận và bố trí việc làm cho người lao động phù hợp sau thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Giải quyết quyền lợi cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo về tình hình thực hiện đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
Theo đó, việc cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam khi đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải cập nhật thông tin về người lao động được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Có bắt buộc phải cập nhật thông tin về người lao động được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Doanh nghiệp không cập nhật thông tin về người lao động lên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 7 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi có hành vi không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu - 05 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài còn bị buộc phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Doanh nghiệp Việt Nam không ký quỹ khi đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
1. Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Điều 37 của Luật này và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Luật này chấp thuận.
2. Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ thì mới được đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Thống nhất cho thôi việc ngay và không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho đối tượng cán bộ công chức nào theo Hướng dẫn 01?
- Chốt 9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?
- Sửa Nghị định 178: Nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu thì hưởng chế độ thế nào?
- Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cụ thể thế nào?